Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Não bộ kỳ diệu: Bộ não bắt đầu như thế nào?


Không lâu trước đây chúng ta vẫn tin rằng trẻ em được sinh ra với một bộ não đã được phát triển hay kém phát triển, và tất cả những phần phát triển còn lại sẽ phải chờ xem bộ não tiếp thu được những thông tin cần thiết như thế nào.

Tuy nhiên, ngày nay chúng ta đã có được nhiều hiểu biết hơn. Những phương pháp kỹ thuật xử lý hình ảnh tinh vi đã cho phép các nhà nghiên cứu nhìn được vào bên trong bộ não đang sống của một đứa trẻ, để quan sát cấu trúc và khám phá ra não sử dụng năng lượng như thế nào, sự lưu thông máu và các hợp chất đặc biệt (được gọi là chất truyền dẫn thần kinh) để suy nghĩ, để nhận thức và để học hỏi. Và điều mà những nhà nghiên cứu đã khám phá ra thì thật là phi thường.


 

Bộ não con người bắt đầu sự sống từ khi còn là một đám tế bào nhỏ ở trong bào thai. Đến tuần thứ 4 của thai kỳ, những tế bào này bắt đầu tự phân chia theo chức năng mà một ngày nào đó chúng sẽ thực hiện và di trú tới phần của bộ não mà chúng được đảm nhận. Tạo hoá ban cho bào thai có nhiều tế bào hơn cần thiết; một vài tế bào sẽ không sống sót được khi di trú, một vài tế bào khác cùng nhau hợp thành một mạng lưới của những sự liên kết được gọi là các khớp thần kinh. Bộ não con người "đang xây dựng" cho ba năm đầu tiên của cuộc đời, điều mà đứa trẻ học và quyết định về chính bản thân mình và về thế giới xung quanh sẽ trở thành một phần trong sự lắp ráp của bộ não.

Sự kích thích từ thế giới bên ngoài, những điều được trải nghiệm qua các giác quan của một em bé (nghe, nhìn, ngửi, và tiếp xúc) có thể làm cho bộ não tạo nên hay thay đổi những kết nối và chỉ dẫn cho trẻ học hỏi. Trong khi bộ não thì rất linh hoạt và có thể thích nghi để thay đổi hay bị tổn thương, thì có những cánh cửa quan trọng trong suốt thời kỳ học hỏi đầu đời của một đứa trẻ (như là sự phát triển tầm nhìn và ngôn ngữ) đang diễn ra. Nếu như những cánh cửa đó bị bỏ lỡ, thì một đứa trẻ có thể sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn để đạt được những kỹ năng đó. Đến khoảng tuổi thứ 10, bộ não của trẻ bắt đầu lược bớt đi những khớp thần kinh không được sử dụng mấy. Đến tuổi vị thành niên thì một nửa sẽ bị loại bỏ. Vì vậy, đối với một số chức năng thì sự phát triển của bộ não là việc xác nhận "sử dụng nó hay làm nó mất đi". (Đối với những chức năng khác, như sự phát triển các kỹ năng xã hội, thì việc học hỏi tiếp tục phát triển trong những năm đầu của tuổi trưởng thành). Cái gì được sử dụng (và được giữ lại) phần lớn tùy thuộc vào những người trưởng thành, những người hình thành nên thế giới của một đứa trẻ.

 

Tự nhiên hay nuôi dưỡng?

Có lẽ bạn đang không biết con của bạn lấy đâu ra sự kết hợp những tính cách hay phẩm chất duy nhất và đặc biệt của con - và tại sao, nếu như bạn có nhiều hơn một đứa con, chúng có thể khác nhau đến mức đáng kinh ngạc như vậy.
Ngày nay rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng gen di truyền có thể có một sự ảnh hưởng lớn hơn nhiều đến tính khí và phẩm chất so với trước đây chúng ta vẫn nghĩ. Sự ảnh hưởng của gen tới một số tính cách như sự lạc quan, sự chán nản, tính hiếu chiến, hay một người luôn tìm kiếm sự mạo hiểm hoặc không, những tính cách này xuất hiện mà không làm bố mẹ ngạc nhiên, khi con họ phát triển nhanh về thể thao, tự mình đá mạnh quả bóng trong trò bóng đá, và trèo cây nhanh hơn cả bố mẹ có thể nói từ abracadabra! (Chúng ta sẽ thảo luận về tính khí nhiều hơn trong chương 6.) Bố mẹ cũng có thể thấy chính mình đang phân vân rằng họ có ảnh hưởng bao nhiêu đến sự phát triển của con cái. Nếu như gen có ảnh hưởng lớn, thì việc bạn nuôi dạy con thế nào có thật sự là vấn đề không?

Câu trả lời: nó là vấn đề rất lớn. Trong khi con cái thừa hưởng những tính cách và xu hướng tự nhiên qua gen, thì câu chuyện những tính cách đó phát triển như thế nào vẫn chưa được viết ra. Con của bạn có thể đã đến Trái đất với tính khí riêng của nó rồi, nhưng bạn và người trông trẻ có tác động thế nào đến trẻ để trẻ hình thành nên một con người. (Những nhà nghiên cứu về não gọi những tác động và quyết định ban đầu này là "những sự thích nghi"; chúng là một phần của điệu nhảy phức tạp giữa tính cách ban đầu khi sinh và thế giới mà bé sinh sống.) Khi nhà triết lý giáo dục Jane M. Healy đặt điều đó vào trong cuốn sách của cô - Endangered Minds: why children don't think and what we can do about it (Touchstone, 1990), "Bộ não hình thành nên hành vi, và hành vi hình thành nên bộ não."

Vì cha mẹ và người trông trẻ có thể là những người bị ảnh hưởng và không hoàn hảo, gánh vác trách nhiệm hình thành nên môi trường sống của một đứa trẻ, và cả sự phát triển của trẻ. Bộ não con người không bao giờ ngừng phát triển, và không bao giờ mất đi khả năng hình thành những khớp thần kinh và sự kết nối. Thay đổi có thể trở nên khó khăn hơn khi chúng ta có tuổi, nhưng thay đổi với những thái độ, hành vi và những mối quan hệ tích cực thì luôn luôn có thể.

Mamnon.com