Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Não bộ kỳ diệu: Khuyến khích trẻ phát triển và học hỏi khỏe mạnh


Bạn có nhớ em bé Robbie không? Mẹ của bé muốn biết cô ấy nên làm gì để giúp con thành công trong việc học. Thực sự là cha mẹ có thể bắt đầu thiết lập giai đoạn học cho con ngay từ khi trẻ vừa được sinh ra - không phải là bằng việc sử dụng những tấm hình bắt mắt, hay những chương trình dành cho "trẻ siêu phàm", mà bằng việc giáo dục trẻ theo nhiều cách để nuôi dưỡng sự phát triển trí óc khoẻ mạnh, tạo dựng lên những mối quan hệ chân thành và yêu thương, dạy cho con những kỹ năng và khuyến khích tinh thần ham học hỏi.

 

Làm thế nào để phát triển một bộ não khoẻ mạnh
- Thể hiện sự ảnh hưởng, sở thích, và sự chấp nhận.
- Thực hành nghệ thuật giao tiếp.
- Đọc, đọc và đọc.
- Khuyến khích sự ham học hỏi, khám phá an toàn, và học hỏi tại chỗ.
- Giới hạn thời gian xem tivi.
- Sử dụng hình thức kỷ luật để dạy dỗ, không làm trẻ xấu hổ hay làm nhục trẻ.
- Nhận ra và chấp nhận sự duy nhất của trẻ.
- Đưa ra những trải nghiệm học hỏi phối hợp nhiều giác quan.
- Tạo ra thời gian học hỏi cho trẻ qua việc vui chơi.
- Chọn lựa sự chăm sóc trẻ cẩn thận và luôn giám sát.
- Tự chăm sóc bản thân.

Thể hiện sự ảnh hưởng, sở thích và sự chấp nhận

Một em bé không bao giờ từ bỏ nhu cầu muốn cảm nhận nơi trẻ thuộc về và tầm quan trọng của mình. Chỉ yêu trẻ thôi thì chưa đủ; tình yêu đó phải được thể hiện hàng ngày theo những cách lành mạnh. Hãy luôn nhớ rằng việc trợ giúp con mọi lúc, che chở con quá mức, hay quá nuông chiều con thì không phải là những cách hay để thể hiện tình yêu.
Nghiên cứu cho thấy trẻ nhận được sự quan tâm nồng ấm, phù hợp và yêu thương sản sinh ra ít hoóc-môn gây căng thẳng cortisol hơn, và khi buồn, trẻ có thể thoát ra được khỏi những phản ứng căng thẳng nhanh hơn. Mặt khác, khi bị ngược đãi hay thiếu sự quan tâm từ sớm, thì trẻ thường cảm thấy căng thẳng hơn bình thường - dù chỉ bị khiêu khích chút ít.
Những cái ôm, những nụ cười và cả những tiếng cười to đều là những công cụ dạy dỗ con cái tuyệt vời, và sẽ có ý nghĩa lâu dài đối với trẻ hơn là những món đồ chơi đắt tiền nhất hay những hoạt động hay nhất. Dành thời gian đặc biệt cho con, cho con thấy sự quan tâm của bạn đến những hoạt động và suy nghĩ của con, và học cách lắng nghe tốt thì con sẽ hiểu được rằng hàng ngày bé được chấp nhận, được yêu thương, nó giúp hình thành và phát triển lành mạnh bộ não của trẻ.

 

Thực hành nghệ thuật giao tiếp

Trái với điều mà mọi người thường hay tin, trẻ em không học ngôn ngữ từ những chương trình truyền hình dành cho giáo dục; truyền hình là thụ động, không đòi hỏi việc đáp lại của người xem. Trẻ em phát triển ngôn ngữ là do có cơ hội để nói và được nói chuyện với những người thực. Đến tuổi thứ 4, trẻ diễn đạt được khả năng ngôn ngữ tốt sẽ có lượng từ vựng khoảng 6000 từ và có thể tạo dựng câu từ 5 đến 6 từ. Đến 5 tuổi, vốn từ vựng của trẻ có thể tăng lên đến khoảng 8000 từ, học được thêm 5 từ mỗi ngày và ngày nào cũng học trong 1 năm. Thật tuyệt vời phải không?

Việc giao tiếp với bất kỳ một trẻ mẫu giáo nào thực sự đều là một nghệ thuật, đòi hỏi cả sự kiên nhẫn và tính hài hước. Hầu hết trẻ hiểu được ý nghĩa ẩn sau câu nói "tại sao?" hay "đến như thế nào" của một bà mẹ đang mệt mỏi, cảm thấy bị tra tấn bởi những câu hỏi từ cậu con trai 4 tuổi đang rất tò mò, báo cho cậu biết rằng mẹ đang rất mệt vì phải trả lời quá nhiều câu hỏi trong một ngày, và đề nghị rằng cậu hãy trật tự một lát. Cậu bé nhìn mẹ bối rối với ánh mắt biết nói, rằng: "Nhưng mẹ ơi, đó là cách mà những cậu bé học!". Và cậu bé hoàn toàn đúng.

Người lớn thường nói chuyện với trẻ theo những cách không cho phép trẻ có được khả năng trao đổi nhiều. Nhiều tình huống giao tiếp giữa người lớn với trẻ hoàn toàn là mệnh lệnh: "Mặc quần áo ngủ vào!" "Ăn khoai tây của con đi!" và "Làm nó ngay bây giờ đi con!"; mà không hề gợi mở sự trao đổi thông tin. Những câu hỏi trẻ thường bị hỏi như là "Ở trường hôm nay thế nào?" hay "Con có chiến thắng trong trò chơi bóng chày không?" - chỉ có thể trả lời với âm tiết đơn. Một trong những cách có hiệu quả để gợi mở sự giao tiếp ở trẻ (để phát triển kỹ năng ngôn ngữ trong giai đoạn này) là hỏi những câu hỏi mang tính học hỏi (những câu hỏi thường bắt đầu với những từ "Cái gì" hoặc "Như thế nào"). "Hôm nay ở trường có gì làm con thấy thích thú?" hay "Con nghĩ con có thể giải quyết vấn đề đó như thế nào?"; để mong muốn con có những câu trả lời mang tính suy nghĩ nhiều hơn, và cho con cơ hội để luyện tập hai kỹ năng quang trọng: lý luận và ngôn ngữ. Tất nhiên, thỉnh thoảng trẻ cũng muốn có được sự tập trung và chú ý lắng nghe từ cha mẹ, hoặc một điều gì đó đòi hỏi sự kiên nhẫn hay kinh ngạc. Chỉ cần bạn hãy luôn nhớ rằng, các mối quan hệ và sự kết nối giúp ích rất nhiều cho việc phát triển bộ não.

Đọc, đọc, và đọc!

Không gì có thể thay thế được cho việc học đọc khi trẻ sắp chuẩn bị đi học chính thức, và không bao giờ là quá sớm (hay quá muộn) để bắt đầu. Những quyển sách mở ra những thế giới mới cho trẻ. Và bởi vì sự sắp xếp và các tính cách được tạo ra bên trong tâm trí của trẻ, việc đọc sách cũng kích thích tư duy và học hỏi.
Chắc chắn là phải lựa chọn sách cho phù hợp với độ tuổi và sở thích đặc biệt của trẻ - người trông thư viện hay người bán sách có thể đưa ra những lời khuyên giúp bạn chọn được những quyển sách phù hợp với lứa tuổi của con. Các cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng những bé trai thì không có xu hướng thích đọc sách vì sách không làm chúng cảm thấy thú vị. Nếu như bạn có một bé trai ở độ tuổi mẫu giáo, hãy vào trang ww.guysread.com để được cung cấp những lời khuyên hay gợi ý hữu ích để phát triển niềm đam mê đọc sách cho con bạn.

Khi bạn đọc sách cho trẻ nghe, hãy làm cho câu chuyện trở lên sống động - thay đổi giọng đọc để đóng vai các nhân vật khác nhau, và ngừng lại để thảo luận về những bức tranh, hay từng đoạn trong câu chuyện đó. Người lớn thường cảm thấy nhàm chán với những câu chuyện, hay những quyển sách được trẻ yêu thích từ sớm, trước khi trẻ cảm thấy chán, vì vậy hãy kiên nhẫn: trẻ mầm non học bằng sự nhắc đi nhắc lại. Trẻ muốn ghi nhớ những quyển sách ưa thích nhất, và muốn tự mình đọc chúng cho bạn nghe, lật đi lật lại nhiều lần những trang sách. Trẻ trưởng thành đồng hành với những quyển sách thường sẽ phát triển niềm đam mê học hỏi và đọc sách, niềm đam mê này sẽ diễn ra trong suốt cuộc đời và sẽ tạo nên sự thành công cho việc học ở trường. Rất nhiều gia đình nhận thấy rằng thời gian đọc sách cùng con cũng là thời gian để để cả gia đình xích lại gần nhau hơn, thắt chặt các sợi dây liên kết; đọc sách còn là một hoạt động chia sẻ rất hữu hiệu trong những năm học tiểu học và còn kéo dài sau khi trẻ đã có khả năng tự đọc tốt.

Nhân đây nói thêm, việc kể chuyện cũng là một trong những phương pháp tuyệt vời để kích thích tinh thần học hỏi của trẻ. Kể cho con nghe những câu chuyện về những trải nghiệm hay những kỷ niệm của gia đình mà bạn từng có được khi bạn ở độ tuổi của con, sẽ tạo nên sự gần gũi và chân thật, đồng thời cũng thúc đẩy khả năng phát triển kỹ năng lắng nghe và học hỏi. Kể lại một kỷ niệm của bạn có thể giúp cho trẻ mở rộng thêm những kỷ niệm của bản thân mình về một sự kiện.

Mamnon.com