Con có thể làm được: Kỷ luật tích cực trong hành động Myrna và Lamar quyết định dạy cho con trai, Mark tự mặc quần áo khi bé được 3 tuổi (sự huấn luyện tuyệt vời cho khả năng sáng tạo ban đầu). Họ đã mua những quần áo dễ mặc đối với một em bé, ví dụ như là những dây thắt lưng co giãn, những áo phông rộng cổ, giầy đi êm với móc dễ cài Velcro. Mark rất sẵn sàng học hỏi và đã sớm tự mặc được quần áo (mặc dù bé vẫn thường đi giầy sai chân).
Mark đã đi học mẫu giáo, và công việc buổi sáng của bé là tự mặc quần áo, bố mẹ giúp bé ăn sáng, và cả nhà sẵn sàng rời khỏi nhà lúc 7h:30, khi bố của bé lái xe đưa bé tới trường, rồi tiện đường đi làm luôn. Mark và bố đã tạo ra một biểu đồ đặc biệt, bằng những bức tranh biểu trưng cho từng công việc, thể hiện rõ lịch trình buổi sáng của bé. Mark làm theo rất nhiệt tình trong nhiều ngày. Myrna và Lamar biết rằng Mark có thể sử dụng khả năng sáng tạo để kiểm tra lịch trình làm việc này. Trong khi chuẩn bị, họ đã đưa ra một kế hoạch với Mark trước đó rằng sẽ có một lựa chọn giới hạn và phải thực hiện theo. Họ cùng nhau nhất trí bất cứ khi nào Mark không mặc quần áo đúng giờ để đi học, họ sẽ mặc cho Mark một cái túi bằng giấy để cho Mark tự mặc quần áo ở trường. Họ không chắc chắn rằng Mark thật sự hiểu được bao nhiêu về những lựa chọn đã được thỏa thuận và làm theo, nhưng họ có lòng tin rằng bé sẽ học được nếu như họ kiên quyết thực hiện kế hoạch đã đề ra. Thời gian trôi qua đủ dài, để tới một ngày, khi Myrna thấy Mark không chịu làm theo lịch trình đó, sau cả một quá trình diễn ra suôn sẻ. Khi đã đến giờ Lamar phải đi làm, Mark vẫn ở trong bộ đồ ngủ. Myrna đã chuẩn bị sẵn một túi quần áo, vì vậy Lamar đã bế Mark lên bằng một tay với thiện ý và cũng cương quyết, tay kia cầm túi quần áo, và đi ra xe khi trời đang mưa - đúng lúc gặp người hàng xóm đang đi ra ngoài lấy báo. Myrna thở dài và tự nhắc nhở mình: "Ôi chao, dành thời gian để dạy dỗ Mark thì quan trọng hơn là quan tâm tới điều mà người hàng xóm nghĩ." Mark đã khóc và phàn nàn rằng cậu cảm thấy lạnh khi họ đang lái xe tới trường. Lamar chỉ vào cái áo khoác của Mark đang nằm trên ghế và gợi ý rằng con sẽ cảm thấy ấm hơn nếu bé khoác thêm áo. Lamar cũng nhắc Mark rằng bé có thể thay sang bộ quần áo tươm tất trước khi họ đến được trường. Mark vẫn tiếp tục ca thán. Khi hai bố con đến trường, cô Joyce, giám đốc trường mẫu giáo (người đã hiểu rõ vấn đề) tươi cười khi hai bố con bước đến. "Ồ, chào Mark!" cô nói với giọng nồng ấm. "Cô nhìn thấy con vẫn chưa mặc quần áo sáng nay. Điều đó ổn thôi. Con có thể cầm túi quần áo đi vào trong văn phòng của cô, và đi ra ngay sau khi con đã mặc quần áo gọn gàng". Mark đã tự lấy quần áo đi mặc. Một tháng sau, Mark lại vi phạm quy định lần nữa. Lamar đã đáp lại vấn đề theo thực tế là mang quần áo của con ra xe. Khi họ đến trường, cô giáo để bé đi mặc quần áo, và nhắc nhở bé cần phải mặc quần áo vào giờ ra chơi. Mark đã từ chối và bắt đầu chơi với những hình khối và trông đỏm dáng trong bộ đồ ngủ Micky Mouse. Mark chơi rất vui vẻ cho đến khi giờ ra chơi ngoài trời bắt đầu. Cô giáo của Mark đã đảm bảo với bé rằng ngay sau khi bé mặc quần áo chỉnh tề thì bé có thể cùng chơi với các bạn trong lớp ở ngoài sân trường. Sau một chút phản ứng, Mark đã quyết định rằng chứng tỏ quan điểm của mình thì không đáng để lỡ giờ ra chơi, và bé đã mặc quần áo của mình vào. Bố mẹ của Mark và cô giáo đã không cằn nhằn, không thuyết giảng, không nhắc nhở về việc mặc quần áo. Họ chỉ đơn giản đã thực hiện rằng điều mà họ nói thì họ sẽ làm - đó là mang quần áo của bé ra xe, giới hạn khả năng được chơi bên ngoài sân trường cho đến khi Mark mặc quần áo thích hợp, và để bé tự mặc quần áo tới trường. (Điều quan trọng cần phải lưu ý rằng kế hoạch này sẽ không phù hợp đối với một đứa trẻ lớn hơn vì trẻ có thể cảm thấy bị làm nhục khi phải đến trường trong bộ đồ ngủ. Những hành động của người lớn mà gây ra ngượng ngùng, xấu hổ cho trẻ, thì không thể khuyến khích trẻ có sự hợp tác với người lớn, và không phát triển được tính tôn trọng người khác.) Lamar có lẽ đã làm cho sự trải nghiệm của Mark bị hiểu nhầm theo nghĩa tiêu cực là làm nhục con, điều này làm tăng thêm cảm giác xấu hổ và tội lỗi. Lamar đã không nói rằng, "Điều này giúp con thấy đúng! Có lẽ lần sau con sẽ phải nhanh lên. Những bạn khác sẽ cười vào mặt con khi con đến trường mà không mặc quần áo phù hợp." Thay vào đó, Myrna, Lamar và Joyce đã cư xử với Mark một cách đúng đắn và kiên trì, điều này giúp cho cậu bé hiểu được những lợi ích từ việc học các kỹ năng để giúp chính bản thân mình và hợp tác với người khác.
"TIẾC QUÁ! CON ĐÃ MẮC LỖI!" Hiện tại có thể bạn vẫn đang nghĩ rằng bạn phải là một bậc phụ huynh hoàn hảo và nuôi dạy một đứa con hoàn hảo. Không bao giờ có những điều như vậy. Đó là điều không tuyệt vời? Đó không phải là vấn đề chúng ta học bao nhiêu hay là chúng ta biết bao nhiêu; chúng ta không bao giờ ngừng việc tạo ra lỗi lầm. Tất cả con người đôi khi quên một điều rằng điều mà họ biết và hành động đều ở trong những phản ứng thuộc về tâm trạng - hay là họ chỉ là đang cư xử ngu ngốc. Khi bạn hiểu điều này, bạn có thể nhận thấy lỗi lầm như là những tiến trình quan trọng trong cuộc sống. Chúng là những cơ hội hay để học hỏi. Thay vì cảm thấy bị nản lòng khi mắc lỗi, bạn có thể nói, "Tuyệt vời, tôi vừa mới được tặng cho một cơ hội khác để học hỏi!" Điều đó sẽ tuyệt vời chứ, nếu như bạn có thể làm cho con thấm nhuần thái độ này, vì vậy trẻ có thể không phải chịu gánh nặng nào từ việc mắc lỗi lầm? Có rất nhiều người lớn phát triển cảm giác tội lỗi lớn hơn là sáng kiến, bởi vì họ bị làm cho xấu hổ, và bị trừng phạt, mỗi khi họ phạm phải những lỗi bình thường? Lỗi lầm thì không giống như là thất bại, mặc dù mọi người hay đối xử cứ như là chúng giống nhau. Và thậm chí còn cho rằng những thất bại có thể tạo ra cơ hội để học hỏi và trưởng thành. Quá trình nuôi dưỡng khả năng sáng tạo thì ít gây tổn thương hơn, khi mà người lớn có thể điều chỉnh được một thái độ nhẹ nhàng. Tất nhiên trẻ mẫu giáo sẽ không làm được mọi thứ một cách hoàn hảo. Nhưng điều quan trọng hơn ở đây là: sự hoàn hảo, hay là giúp trẻ phát triển được lòng tôn trọng và những kỹ năng sống tốt?
HỎI NHỮNG CÂU HỎI THỂ HIỆN TÍNH HAM HIỂU BIẾT Trẻ sẽ phát triển kỹ năng tư duy, kỹ năng phán đoán, khả năng giải quyết vấn đề, và khả năng sáng tạo, khi mà người lớn hỏi trẻ những câu hỏi thể hiện tính ham hiểu biết: "Điều gì đã xảy ra? Con đang cố gắng làm gì vậy? Tại sao con lại cho rằng điều này đã xảy ra? Con cảm thấy thế nào về điều đó? Con có thể sửa nó thế nào? Con có thể làm điều gì khác nếu như con không muốn điều này lại xảy ra lần nữa?" Khi Mark, em bé mà không chịu mặc quần áo vào buổi sáng đã kêu ca về việc thấy lạnh trong xe, người bố có thể tận dụng điều này như là một cơ hội để hỏi con những câu hỏi như: Con nghĩ tại sao con lại bị lạnh? Con có thể làm gì để cảm thấy ấm hơn?" Những câu hỏi này có lẽ sẽ giúp Mark tạo ra những liên kết giữa việc mặc quần áo và sự ấm áp. Bé cũng có thể nhận thấy rằng tại sao bộ đồ ngủ lại là sự lựa chọn không tốt khi bên ngoài trời đang lạnh. Có lẽ Mark không thật sự hiểu được kết nối này và có lẽ sẽ trả lời rằng, "Bởi vì con đã không ăn hết phần khoai tây của mình." Điều này có lẽ sẽ tạo ra cho người bố thêm một cơ hội, để giúp Mark học được rằng chúng ta có cảm thấy ấm áp hay không là do việc mặc quần áo phù hợp. Tin hay không thì tùy bạn, trẻ không phải lúc nào cũng hiểu được những lý do dường như quá rõ ràng với người lớn. Điều này chính là lý do tại sao hiểu được sự phát triển, sự phù hợp với lứa tuổi và quan tâm động viên đối với trẻ là vô cùng quan trọng. |