Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Chấp nhận những gì thuộc về con: 9 yếu tố tính khí


Tất cả trẻ em đều sở hữu những cấp độ khác nhau của các yếu tố tính khí đã được Chess và Thomas nghiên cứu. Phần tiếp theo sẽ nói rõ những yếu tố đó được thể hiện như thế nào trong đời thực. (Bạn có thể liên hệ đến tính khí của những đứa con của mình khi cùng chúng tôi đề cập tới những khía cạnh của các yếu tố tính khí.)

Cấp độ hoạt động 1

Cấp độ hoạt động nói lên mức độ vận động của một đứa trẻ và tương quan giữa các chu kỳ chủ động và thụ động của trẻ. Một trẻ mẫu giáo hoạt động nhiều có thể xuất sắc trong các trò chơi chạy nhảy đòi hỏi nhiều sức lực, trong khi những em ít hoạt động thì lựa chọn các trò mang tính chất tĩnh như là vẽ hay xem sách.
Câu hỏi: Cậu con trai 3 tuổi của tôi không biết đến câu đề nghị "hãy đợi một chút" nghĩa là gì. Bé không bao giờ chậm lại. Trong khi tôi thì bị kiệt sức. Con trai của chị tôi lại có vẻ như bình tĩnh hơn nhiều. Liệu tôi có làm điều gì chưa đúng?

Trả lời: Bạn có từng chú ý thấy những bậc cha mẹ và những giáo viên phải sử dụng cụm từ "kiệt sức" nhiều như thế nào không? Hầu hết trẻ mẫu giáo đều có mức độ năng lượng về thể chất cao - rốt cục thì, có quá nhiều việc trẻ phải làm và phải học mỗi ngày- nhưng một vài cậu bé con thì dường như có nhiều hơn cả mức mà cha mẹ có thể chia sẻ với chúng. Nếu như bạn có một trong số những đứa trẻ có tính hiếu động cao trong nhà, chúng tôi đảm bảo với bạn rằng bạn và con của bạn chẳng có vấn đề gì sai cả. Tất cả mọi người được sinh ra đều có những tính khí khác nhau. Một đứa trẻ hiếu động không phải là "xấu"; bé không phải phi nhanh như máy bay phản lực nhằm làm bạn kiệt sức. Chỉ đơn giản là bé đang bận rộn để trở thành người mà bé sẽ trở thành. Điều quan trọng để chung sống hòa bình với cậu con trai hiếu động của bạn là phải tìm ra một cách đáp ứng phù hợp nhu cầu của bé, trong khi không cản trở con người thực sự của bé. Dưới đây là một số gợi ý:

9 yếu tố tính khí hình thành nên nhân cách của một đứa trẻ:
1. Cấp độ hoạt động
2. Nhịp sinh học
3. Phản ứng ban đầu (tiến tới hay rút lui)
4. Khả năng thích nghi
5. Ngưỡng của cảm giác
6. Cấp độ tâm trạng
7. Cường độ của phản ứng
8. Sự sao nhãng
9. Tính kiên trì và tập trung

 

Lập kế hoạch trước những nhu cầu của trẻ. Tạo ra cho trẻ những hoạt động có không gian rộng, mang tính thử thách, những cơ hội để xả năng lượng. Dẫn trẻ đi công viên, tham gia các lớp bơi lội hay các môn thể thao, hay đưa ra nhiều thời gian dành cho các trò chơi mạnh mẽ. Cho đến bây giờ, sẽ là khôn ngoan khi bạn bỏ qua các lớp học balê, những cuộc độc tấu âm nhạc, những vở diễn, và các bữa ăn nhà hàng với nhiều quy định phức tạp. Vì sự thành công, hãy bắt đầu từ chính bản thân bạn. Hãy nhớ là phải phù hợp với những mong muốn của bạn và những khả năng của con.

Lên kế hoạch thời gian cho chính mình. Hãy là một người chị, học cùng con trong trường mẫu giáo hay các lớp học khác để giúp bạn có thời gian nghỉ ngơi. Đề nghị chồng bạn, hoặc một người bạn dành thời gian cho con của bạn trong những khoảng thời gian nhất định. Đây không phải là ích kỷ; mà là cảm giác chung. Bạn cần nạp nhiều năng lượng để có thể bình tĩnh, làm việc có hiệu quả với một em bé hiếu động, bạn cần thời gian để nghỉ ngơi và làm mới bản thân.

Pic: Inmagine.com

Hãy học cách yêu thương con vì con là người như vậy. Trẻ không thể tự lựa chọn tính cách của mình. Hãy tự hào về những mặt mạnh của con. Có nhiều thứ trẻ có thể hoàn thành sau đó trong cuộc đời với nguồn năng lượng dồi dào của mình.

Cấp độ hoạt động2

Monica bấy lâu nay đang học cách lên kế hoạch thời gian biểu dành cho hai đứa con sinh đôi của mình, chúng khác nhau về tính cách và cấp độ hoạt động.

Vào một buổi chiều thứ 7, tại bể bơi công cộng, hai bé Ned và Stacy được mẹ đưa đi cùng. Khi tới bể bơi, có nhiều anh chị lớn đang tham gia vào các lớp học bơi. Từ lúc bắt đầu, bé trai Ned chơi rất vui vẻ với những con thú bằng nhựa mà mẹ đã mang theo trong 1 cái túi. Toàn bộ thời gian trôi qua, Ned vẫn rất vui vẻ trong trò chơi đó.

Nhưng với em gái sinh đôi Stacy lại là một câu chuyện khác. Đầu tiên, cô bé tô mầu lên quyển sách mà người mẹ mang theo, nhưng chỉ trong vòng 10 phút đã đánh dấu hết tất cả các trang và muốn mẹ đọc cho bé nghe. Đọc được một nửa câu chuyện, bé nói là là bé khát, vì vậy Monica đi lấy nước cho con gái uống. Sau đó Stacy bắt đầu trèo lên ghế. Trước khi nửa giờ kịp trôi qua, Stacy đã tô màu, nghe đọc truyện, uống nước, và trèo lên những cái ghế. Monica biết rõ về cô con gái của mình và đang muốn lên kế hoạch cho những thay đổi nhanh chóng của con - và cô cũng biết rằng họ nên sẵn sàng chấp nhận những khác biệt tính cách đó.

Ned có cấp độ hoạt động thấp, trong khi Stacy thì cao. Monica đã từng cảm thấy nản lòng vì những khác biệt giữa hai đứa con sinh đôi của cô, đặc biệt là khi cô đã từng cho rằng mình cần phải đối xử với chúng theo cùng một cách. Thông tin về những tính cách đã giúp cho cô hiểu về hai đứa con của mình được rõ ràng hơn. Cô đã quyết định rằng cô có thể vừa thư giãn, vừa đơn giản là chấp nhận vui vẻ sự đặc biệt của mỗi đứa con mình.

Nhịp sinh học

Sự nhịp nhàng liên quan đến khả năng có thể đoán được (hay khả năng không thể đoán được) của các chức năng sinh học như là đói, ngủ, và những hoạt động của đường ruột.

Gia đình nhà Sivertons có thể dễ dàng lập đồng hồ sinh học của họ theo lịch trình của cậu con trai Martin 3 tuổi. Mỗi buổi sáng cậu bé thức dậy lúc 6h30, hàng ngày cậu bé muốn ăn trưa vào đúng thời gian, chọn chơi những món đồ chơi giống nhau, và mỗi tối đi ngủ cũng đúng thời gian như mọi khi.

Martin tạo ra một sự nghỉ ngơi cần thiết cho gia đình Silvertons sau khi họ đã phải trải qua khoảng thời gian khủng khiếp với anh trai của Martin - Stanley. Cậu bé Stanley là người không thể dự đoán trước, còn cậu em trai thì lại có thể dự đoán được. Họ đã tự hỏi rằng liệu họ đã làm gì "sai" với Stanley và đã làm điều gì "đúng" với Martin. Cho đến khi họ biết về tính cách và nhận ra rằng họ không thể có được sự tán thành của ai hay đổ lỗi cho ai về sự lắp ghép tính cách riêng biệt của từng đứa trẻ. Tuy nhiên, họ đã học được rằng phải kiên nhẫn nhiều hơn với Stanley và tránh so sánh Stanley với Martin. Họ có cả 2 cậu bé liên quan đến việc lập kế hoạch lịch trình buổi sáng và thời gian ngủ (mặc dù Martin không cần đến). Stanley đã nhận thấy sự hữu ích khi làm theo những lịch trình mà bé đã giúp tạo ra nó.

Hiểu về nhịp sinh học có thể giúp cha mẹ và người trông trẻ lập kế hoạch thời gian biểu cho một đứa trẻ theo những cách mà giảm được xung đột hay căng thẳng cho mọi người.

Fred biết rõ rằng cô con gái 4 tuổi vẫn thường gây cho mọi người mệt mỏi và thường có giấc ngủ ngắn lúc vào lúc 1h30 mỗi buổi chiều. Anh chắc chắn rằng người trông trẻ hiểu được điều này, và anh đã thu xếp thời gian trống vào cuối tuần để giúp cô trông trẻ được nghỉ ngơi. Fred phát hiện ra rằng phải tôn trọng những tính cách của con, và những giấc ngủ trưa ngắn thường xuyên là rất cần thiết, để giúp con trải qua những buổi chiều dài mà không tỏ ra cáu kỉnh, mệt mỏi.

Phản ứng ban đầu

Tính cách này miêu tả cái cách đầu tiên mà một đứa trẻ phản ứng lại đối với một tình huống mới, một sự kích thích, ví dụ như là một món ăn mới, đồ chơi mới, một người lạ hay một địa điểm mới. Những "phản ứng tiến tới" thường được biểu hiện qua tâm trạng (cười, nói chuyện, biểu hiện của khuôn mặt - tươi cười, chăm chú) hay hoạt động (ăn một món ăn mới, chơi một đồ chơi mới, cùng chơi với một bạn cùng lớp mới). Những "phản ứng rút lui" có vẻ tiêu cực hơn và được thể hiện bởi tâm trạng (khóc, im lặng, biểu hiện của khuôn mặt - sợ sệt, e dè) hay hoạt động (chạy đi, nhè thức ăn ra, hay ném món đồ chơi mới đi). Học hỏi để nuôi dưỡng đứa con đặc biệt của bạn nghĩa là ghi nhận những gợi ý này, và đáp lại bằng những cách động viên, nâng niu dạy dỗ.

Những đứa trẻ lớn hơn thể hiện tính cách này trong cách đầu tiên mà chúng thể hiện với những điều mới mẻ, đó là chạy đến cùng tham gia với nhóm mới, hay chơi ở những vùng gần đó để quan sát, và kiểm tra mọi thứ.

Amanda đến học tại trung tâm chăm sóc trẻ mới của bé khi bé được 4 tuổi. Bất cứ khi nào bọn trẻ tập trung vào chơi thành một nhóm, Amanda đều ở đằng sau và từ chối chơi cùng. Bởi vì cô giáo biết rõ tính cách của bé, nên cô không yêu cầu Amanda tham gia chơi cùng nhóm ngay mặc dù cô biết rằng bé đang rất muốn.

Trong khoảng 2 tuần, Amanda đều chơi ở đằng sau và quan sát xem điều gì đang xảy ra, rồi dần dần di chuyển lại gần hơn. Đến tuần thứ 3, cô bé đã rất vui vẻ chơi cùng những bạn khác. Phản ứng ban đầu của

Amanda là rút lui, và cô giáo đã rất tôn trọng khía cạnh tính cách này của bé.
Cần nhắc lại một lần nữa, tính cách là bẩm sinh, và các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những tính cách cá nhân đã ăn sâu vào tiềm thức này thì không dễ thay đổi được bởi những bậc cha mẹ hay lo lắng.
Bonny đã rất lo lắng về cậu con trai 5 tuổi của cô, Jeremy: Cô sợ rằng sự ngượng ngùng của con trai sẽ làm cho cậu xa cách khỏi những người họ hàng vui tính, hoặc bé sẽ không tham gia cùng chơi trong những hoạt động, mà bố mẹ của bé đã luôn yêu thích. Bonny nhận thấy rằng khi cô đẩy bé lên phía trước, và hối thúc bé nói chuyện hay chơi với một người mới, bảo cậu tham gia chơi một môn thể thao hay hoạt động, cậu bé lại càng lùi lại xa hơn, nấp sau lưng mẹ, dấu đi cái đầu, và chống lại những yêu cầu của cô.
Khi Bonny nhận ra rằng Jeremy luôn luôn cảnh giác với những tình huống mới, cô đã quyết định chấp nhận tính cách này của con trai mình vì bé là người như vậy - và cô tìm nhiều cách để giúp bé cảm thấy được thoải mái và tự tin hơn. Cô đã tìm hiểu để có thể tạo ra nhiều cơ hội cho Jeremy xem những đứa trẻ khác chơi bóng chày, trước khi đăng ký cho bé vào học. Cô học cách không đẩy cậu bé nói chuyện ngay với người mới quen, mà cô giữ con ở bên, tiếp tục cuộc nói chuyện thân thiện, trong khi vẫn đặt bàn tay dịu dàng lên vai con trai, làm cho bé cảm thấy được an toàn.

Bonny đã dành thời gian để ở bên cạnh Jeremy trong những tình huống mới, cô chấp nhận rằng con trai sẽ luôn có cảm giác thoải mái chậm hơn bạn bè của bé. Điều quan trọng nhất là cô đã cho bé sự cảm thông và động viên, mà không đòi hỏi bé phải "bỏ đi" sự ngượng ngùng. Jeremy có thể luôn chậm hơn để làm quen với những con người hay hoàn cảnh mới, nhưng sự kiên nhẫn và động viên, cùng với tình cảm yêu thương của người mẹ, sẽ giúp bé tin tưởng vào chính mình, và học cách chấp nhận những tính cách của mình.

Khả năng thích nghi

Khả năng thích nghi miêu tả một đứa trẻ phản ứng như thế nào với một tình huống mới theo thời gian - khả năng điều chỉnh và thay đổi. Một vài trẻ ban đầu nhè đi thức ăn mới, nhưng đã chấp nhận ăn nó sau vài lần nếm thử. Những trẻ khác chấp nhận ăn một món ăn mới, mặc một bộ quần áo mới, hay đi học ở một trường mẫu giáo mới chậm hơn nhiều.

Khi bố mẹ của bé Maria 3 tuổi rưỡi quyết định ly dị, bố của bé đã tìm được một căn hộ khác cách đó vài tòa nhà. Bất kỳ một đứa trẻ nào đều cảm thấy đau khổ khi bố mẹ ly di nhau, nhưng tính cách "chậm thích nghi" của Maria đã làm tăng thêm sự căng thẳng cho cô bé, liên quan đến sự thay đổi lớn này. Mặc dù cả bố và mẹ của bé đều nhất trí chia sẻ công việc nuôi dạy con - Maria sống với mẹ, và ở một vài đêm với bố vào cuối tuần, nhưng họ cũng quyết định cần phải cho bé thích nghi dần.

Khi bố của Maria chuyển ra ngoài, ông đã đề nghị bé giúp bố mang các thứ tới căn hộ mới. Trong những tuần tiếp theo, ông đưa Maria tới căn hộ mới của mình một vài lần, và dần dần tăng độ dài của những chuyến đến thăm. Sau 3 tuần, Maria đã ở cả ngày với bố và ăn tối tại căn hộ mới, nhưng vẫn quay trở lại giường ngủ quen thuộc ở nhà để đi ngủ.

Dần dần, Maria và người bố đã cùng dựng lên một phòng ngủ cho bé tại ngôi nhà mới, chuyển một vài đồ đạc, và lựa chọn một số quần áo để bé chuyển tới căn phòng mới. Một tháng đã trôi qua, Maria và bố mẹ của bé đã cảm thấy thoải mái với việc bé ngủ qua đêm tại căn hộ mới của bố.

Chắc chắn là không hợp lý, nếu như người bố ngay lập tức hỏi Maria liệu có muốn ngủ qua đêm tại ngôi nhà mới của mình hay không. Nó sẽ là một gánh nặng tâm lý lớn đối với một đứa trẻ nhỏ đang phải trải qua cảm giác bị thay đổi đột ngột và chia lìa. Bố mẹ của Maria đã đặt nhu cầu của bé lên trước, và cho bé thời gian để điều chỉnh tâm lý trước sự thay đổi lớn này. (Nhiều thông tin chi tiết hơn về việc nuôi dạy con khi cha mẹ ly dị và độc thân có trong Positive Discipline for Single Parents (Kỷ luật tích cực cho trẻ đối với cha mẹ độc thân) của tác giả Ane Nelsen, Cheryl Erwin, và Carol Delzer, Nhà xuất bản Three River, 1999.)
Hầu hết trẻ em sẽ được lợi từ việc thay đổi dần dần và nhẹ nhàng. Nếu như con của bạn đang phải đấu tranh với những thay đổi nhanh chóng, bạn đã nhận ra điều đó, và chấp nhận tính cách của con, thì bạn có thể tránh được cho con cảm giác không hạnh phúc, và mang lại sự thoải mái cho chính mình.

Ngưỡng của cảm giác

Một vài đứa trẻ tỉnh dậy từ trạng thái ngủ mỗi khi có một cánh của mở ra, dù là nhẹ nhàng đến đâu, trong khi những đứa trẻ khác có thể ngủ qua cả một cơn bão có sấm sét. Một vài trẻ hay kêu ca về những bộ quần áo bó, khăn trải giường nhăn nheo, trong khi những đứa trẻ khác dù đầu gối có bị đau, hay đầu bị cộc cũng không hề di chuyển chậm lại. Cấp độ nhạy cảm đối với các kích thích đầu vào của cảm giác rất đa dạng từ đứa trẻ này đến đứa trẻ khác, nó có ảnh hưởng lớn đến hành vi và quan điểm của trẻ đối với thế giới.

Amber đang tổ chức bữa tiệc sinh nhật lần thứ 4 của cô bé. Bé vừa mở một món quà có chiếc váy hoa tuyệt đẹp và tươi cười rạng rỡ. Tuy nhiên, nụ cười đó thay đổi ngay khi bé chú ý thấy chiếc váy bồng đó được bọc trong một lớp nilông cứng. Cô bé kêu lên: "Con phải mặc cái phần đó sao? Nó sẽ làm xước chân con."
Những chi tiết nhỏ nhặt đó thì không làm phiền Andy. Bé thích đi bộ chân đất và không đi giầy mỗi khi có cơ hội. Bố mẹ của cậu bé chỉ cho bé thấy nền sân thì có sỏi và nền vỉa hè thì nóng, nhưng những bề mặt ghồ ghề hay nóng rẫy đó chẳng làm Andy bận tâm. Đôi chân nhỏ bé chẳng hề sợ hãi và người chủ thì thích cảm giác mỗi ngón chân đang được ngọ nguậy một cách tự do.

Sự hoạt động khác thường của một cơ quan trong cơ thể trong sự thống nhất cảm giác

Một vài trẻ bị ảnh hưởng sâu sắc từ các yếu tố đầu vào của cảm giác. Thực tế, trong một vài trường hợp, thì bộ não trẻ có thể gặp khó khăn trong việc thống nhất thông tin cảm giác. Một đứa trẻ có thể thấy đôi tất của nó làm đau chân, hay cái áo sơ mi "quá chật"; bé có thể đòi những thức ăn tương tự hay những lịch trình giống nhau, bởi vì bé thấy những cái những cái khác thì không thoải mái hay "tồi tệ". Những đứa trẻ khác thì không phản ứng mạnh mẽ đối với bất kỳ sự kích thích nào; chúng có thể lắc lư, xoay tròn, hay đập đầu vào những bề mặt cứng khi cố gắng tạo ra đầu vào cảm giác, điều này làm chúng thấy thoải mái. Những đứa trẻ như vậy có một sự hoạt động khác thường của một cơ quan trong cơ thể về thống nhất cảm giác, và có thể tự dùng rất nhiều phương pháp khác nhau để giúp chúng cảm nhận được các thông tin cảm giác, và làm chúng cảm thấy thoải mái hơn

Nếu như bạn nghi ngờ con bạn có phản ứng đầu vào cảm giác không giống với những đứa trẻ cùng lứa tuổi khác, thì bạn nên hỏi ngay ý kiến đánh giá của bác sĩ nhi khoa. (Thông tin chi tiết hơn có trong quyển sách tuyệt vời của Carol Stock Kranowitz, The out-of-Sync Child, biên tập có chỉnh sửa, Perigee, 2006.)

Thời gian và các trải nghiệm sẽ dạy cho bạn biết mức độ nhạy cảm của trẻ đối với các cảm nhận và kích thích thuộc thể chất. Con của bạn có thích tiếng ồn và âm nhạc không? hay bé sẽ trở nên dễ bị kích thích? Bé có nhìn chằm chằm vào đèn sáng hay đèn đang nhấp nháy không? hay bé có quay mặt đi không? Bé sẽ ăn những món ăn mới, hay bé sẽ nhè ra những món ăn có vị lạ miệng? Bé có thích được tiếp xúc hay được ôm, hay là bé sẽ thấy khó chịu từ những tiếp xúc đó?

Nếu con của bạn nhạy cảm hơn với các kích thích, bạn cần phải thực hiện quá trình chậm hơn, khi đưa ra cho con những đồ chơi mới, những trải nghiệm mới, hay tiếp xúc với những con người mới. Ánh đèn vừa phải và âm nhạc nhẹ nhàng sẽ giúp bé bình tĩnh. Bé có thể trở nên lo lắng và bị kích động bởi tiếng ồn ở những nơi đông đúc (như là các bữa tiệc sinh nhật, những công viên náo nhiệt, hay những khu phố nhỏ buôn bán nhộn nhịp). Một đứa trẻ ít nhạy cảm có thể sẵn sàng thử những trải nghiệm mới. Hãy tìm ra điều mà bé quan tâm, sau đó tạo ra những cơ hội để giúp bé khám phá và trải nghiệm.

Cấp độ tâm trạng

 


Pic: Inmagine.com

Bạn đã từng chú ý thấy rằng một vài đứa trẻ (và người lớn) thì rất hài lòng và chấp nhận cuộc sống, trong khi những đứa trẻ khác (và người lớn khác) thấy mọi thứ và mọi người đều sai trái? Một đứa trẻ có thể luôn tươi cười rạng rỡ với gia đình, trong khi đứa trẻ khác cảm thấy hờn dỗi và cau có, và chỉ luôn nói từ "bởi vì."
Những bậc cha mẹ có con cái ít tươi cười thường cũng đau lòng. Nếu như trẻ có khuôn mặt cau có thường xuyên hơn, hãy nhớ rằng những cái nhăn nhó đấy không phải là đáp lại bạn, hay những kỹ năng nuôi dạy trẻ của bạn. Hãy quan tâm đến tâm trạng của trẻ, hãy dành thời gian để ôm đứa con nhỏ đang hờn dỗi vào lòng, và hãy chia sẻ ánh nắng mặt trời rạng rỡ của chính bạn cho trẻ. Các bậc cha mẹ và giáo viên có thể cảm thấy nản lòng khi cư xử với một đứa trẻ luôn nhìn vào góc tối, nhưng có nhiều cách để cả hai có thể chấp nhận tính khí này, và giúp đỡ trẻ đối mặt với cuộc sống một cách tích cực hơn.
Stephen về nhà từ lớp nuôi dạy trẻ với một ý tưởng mới: Anh sẽ hỏi cậu con trai 5 tuổi về những khoảng khắc vui nhất, và buồn nhất trong ngày của con. Stephen mong đợi làm điều này vào lúc con chuẩn bị đi ngủ, để có cơ hội bước vào thế giới của con. Khi Stephen hỏi Carl về những khoảnh khắc buồn nhất của bé, cậu bé thường có một danh sách dài những rắc rối, nhưng khi hỏi về những khoảng khắc vui nhất thì cậu bé chẳng nghĩ ra được gì. Stephen bắt đầu cảm thấy thật sự mất hết tinh thần vì Carl có tâm trạng hết sức u buồn.

Khi Stephen học được về tính cách trẻ nhỏ, anh đã có thể ngừng việc lấy làm đau lòng vì tâm trạng tiêu cực của Carl. Anh lắng nghe một loạt danh sách những rắc rối của con trai, sau đó chia sẻ với con những khoảng khắc buồn của riêng mình. Sau đó anh cũng chia sẻ những khoảng khắc vui tươi của bản thân với con. Stephen tiếp tục chỉ cho con thấy rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp khi nhìn vào cả 2 mặt tích cực và tiêu cực của cuộc sống. Carl cũng dần dần bắt đầu chia sẻ những khoảng khắc vui vẻ với bố. Carl vẫn quen nhìn vào rất nhiều điều tiêu cực, nhưng cậu bé cũng đang học để nhìn vào nhiều điều tích cực hơn.

Đơn giản là Carl có tính cách với tâm trạng tiêu cực và nhìn thế giới theo khía cạnh tiêu cực đó. Bằng việc chấp nhận tính cách đó của cậu bé, Stephen đã học để hiểu rõ hơn về con trai, và để tìm cách làm thế nào có thể giúp con cảm thấy yêu đời hơn, và điều này rõ ràng là có lợi cho cả hai.

Cường độ phản ứng

Trẻ phản ứng lại các sự việc xung quanh theo nhiều cách khác nhau. Một vài trẻ chỉ cười nhẹ nhàng hay đơn thuần là quay ra nhìn, sau đó quay trở lại với điều mà chúng đang làm; còn những đứa trẻ khác thì phản ứng lại với cả hành động và tâm trạng. Ví dụ, con của bạn có sự tức giận ở cường độ cao có thể lắng nghe sự việc với những tâm trạng phức tạp, trong khi đứa trẻ con nhà hàng xóm lại chọn cách im lặng khi phải đối mặt với thất vọng.

Cô Peters đã chuẩn bị sẵn sàng cho giờ nghệ thuật. Trong khi những đứa trẻ đang chơi yên lặng, cô Peters đã lấy giấy, bút để ghi điểm, phấn màu, và kéo. Khi cô đang mang một cái hộp có chứa những khay màu nước và những cây bút vẽ ngang qua phòng thì bị vấp chân vào một cái đồng hồ bị bỏ quên, và các hộp đựng màu vẽ đã đổ tràn ra sàn.

Nhóm các học sinh phản ứng lại theo nhiều cách thú vị. Một vài em nhìn lên giật mình, và sau đó quay trở lại tiếp tục chơi. Hai em Steffi và Adam thì bắt đầu khóc to. Matt thì đứng dậy để thò những ngón chân tinh nghịch qua từng khoảng trống quanh những mảnh vỡ, trong khi Amy thì chạy quanh phòng cười khúc khích.
Những đứa trẻ phản ứng theo nhiều cách khác nhau với cùng một tình huống bởi vì chúng có cấp độ phản ứng khác nhau. Hiểu được rằng trẻ phản ứng lại các sự việc với các cấp độ phản ứng khác nhau, sẽ giúp cho cả các bậc phụ huynh và cô giáo giải quyết sự việc một cách bình tĩnh hơn.

Sự sao nhãng

Một người mẹ nói: "Nếu con gái của tôi quyết định muốn đi ra ngoài chơi nhưng đã đến giờ ăn trưa, cô bé sẽ làm nhặng xị lên và sẽ chẳng để tâm đến bất cứ thứ gì khác." Một người khác nói: "Khi con tôi đói, nó luôn đi theo sau tôi quanh quanh trong nhà bếp cho đến khi tôi chuẩn bị xong phần ăn trưa cho nó." Họ có lẽ không nhận ra điều đó, nhưng những cha mẹ này đang thật sự nói về tính sao nhãng của trẻ, cách mà một sự kích thích bên ngoài xen vào hành vi hiện tại của trẻ, và sự bằng lòng (hay không bằng lòng) bị lãng đi.

Đã đến giờ ngủ trưa ở trung tâm chăm sóc trẻ em, và Melissa đã có phát hiện không vui rằng chú gấu teddy đặc biệt của bé đã bị để quên ở nhà. Cô giáo đã tìm cách thu hút cô bé, nói chuyện với cô bé và đưa ra một trong những đồ chơi khác để thay thế con gấu teddy, nhưng chẳng giúp ích được gì. Melissa trải qua toàn bộ thời gian nghỉ trưa chỉ để ngồi khóc thút thít nhớ về con gấu của mình.

Melissa có tính sao nhãng thấp, điều này một ngày nào đó sẽ là tài sản quý giá thật sự khi cô bé trở thành một nhà kiểm soát hàng không. Nhưng cho đến bây giờ, Melissa không phải là một đứa trẻ có thể được gửi tới trung tâm chăm sóc trẻ mà không có gấu teddy đi cùng. Trong thực tế, sẽ là khôn ngoan hơn nếu cô bé có hai con gấu teddy, một con để ở nhà và một con để ở trường, thì bố mẹ sẽ giúp cô bé tránh được vấn đề rắc rối này.

Ngược lại, bé Aaron luôn luôn vui vẻ để chơi với bất kỳ một đồ chơi nào sẵn có. Ngày hôm nay, cậu bé đã quên mang con khủng long nhồi bông, nhưng khi cô giáo đưa cho một con thỏ màu xanh thì Aaron tươi cười và cũng bằng lòng để đi ngủ.

Trong những năm sau của cuộc đời, Aaron có thể trở thành một người dễ tính, người có thể làm nhiều điều cùng một lúc, là một tài sản vô giá cho một công ty tổ chức sự kiện hoạt đông bận rộn. Đây là đặc điểm quan trọng đối với cả người lớn và trẻ em, khi mà cha mẹ và giáo viên cần tập trung phát triển vào những kỹ năng cần thiết cho tính cách này của trẻ.

Tính kiên trì và khả năng tập trung

Tính kiên trì liên quan đến sự sẵn sàng của một đứa trẻ để theo đuổi một sự việc, khi phải đối mặt với chướng ngại vật hay khó khăn; khả năng tập trung thể hiện độ dài về thời gian mà một đứa trẻ có thể theo đuổi một sự việc mà không gián đoạn. Hai tính cách này thường có liên quan đến nhau. Đứa trẻ mà bằng lòng chơi với một quyển tạp chí cũ trong nửa giờ liền mạch là trẻ có khả năng tập trung cao, trong khi những trẻ khác chơi với 10 món đồ chơi khác nhau trong vòng 10 phút là những trẻ có khả năng tập trung thấp. Một đứa trẻ đang xâu chuỗi những cái hạt vào một sợi dây có thể sẽ không xâu nữa nếu một cái hạt không xâu được ngay lúc đó; trong khi đứa trẻ khác thì sẽ cố gắng hết lần này đến lần khác đến khi bé xâu xong hết. Những đứa trẻ này đang thể hiện các cấp độ khác nhau về tính kiên trì. Xin được nhắc lại một lần nữa, không có tính cách nào tốt hơn tính cách nào; chúng chỉ đơn giản là những thử thách khác nhau ở hiện tại trong việc nuôi dạy con cái.

Bé Mitchell 5 tuổi đang tìm kiếm một tấm bản đồ từ tập bản đồ của trẻ em vào mỗi buổi sáng trong một tuần nay. Cậu bé đã tiếp tục một cách cẩn thận công việc của mình, thêm vào những chi tiết và vui vẻ ngồi ngâm nga khi vẽ. Người bạn tốt nhất của Mitchell là Erica đến chơi, và cô bé đã ngồi xuống giúp Mitchell được một lúc, trong vòng nửa giờ, Erica đã có ba bức vẽ được hoàn thành rất vội vàng và quay sang chú ý tới trò Play-Doh mới của Mitchell. Một ngày nào đó Erica có thể khám phá ra những loại vi khuẩn mới và những dược phẩm mới, với khả năng điều tra và khám phá những điều mới lạ của bé, trong khi ở tương lai, mọi người sẽ cảm thấy rất vui khi Mitchell có thể trở thành bác sĩ phẫu thuật tim trong vòng 6 giờ liên tục.
Thật quan trọng khi hiểu được rằng một đứa trẻ có độ tập trung thấp và ít có tính kiên trì thì không có nghĩa là mắc bệnh được gọi là rối loạn thâm hụt tập trung (ADD). ADD là một bệnh thuộc hệ thần kinh, được một nhà thần kinh học thuộc khoa nhi chuẩn thiếu khôn ngoan khi dựa vào một "chuẩn đoán" của một vị phụ huynh hay người trông trẻ đưa ra - mặc dù những gợi ý như vậy rất đáng để xem xét đối với vị bác sĩ của con bạn.

Hầu hết các bác sĩ không sẵn lòng làm các xét nghiệm chuẩn đoán bệnh ADD cho đến khi trẻ được ít nhất 5 hay 6 tuổi; trước khoảng thời gian đó thì hành vi bốc đồng, cấp độ hoạt động cao, và những cường độ tập trung ngắn có thể là do tính cách hay những sự khác nhi khoa để kiểm tra, hay một nhà liệu pháp tâm lý đã được đào tạo để chuẩn đoán cho trẻ nhỏ. Dược phẩm cũng là một sự lựa chọn, nhưng trẻ nhỏ nên được chăm sóc hết sức cẩn thận. Mặt khác, việc hiểu về sự phát triển và tính cách, sử dụng những biện pháp tốt và bền bỉ, và sử dụng các kỹ năng kỷ luật tích cực sẽ giúp cho cả bạn và trẻ có được thành công ở nhà cũng như ở trường.

Mamnon.com