"Đừng nói với mẹ bằng cái giọng đó!”: Nghệ thuật lắng nghe tích cực Lắng nghe tích cực (hay còn gọi là "lắng nghe có suy nghĩ") là một công cụ giao tiếp tích cực khác. Nó rất hữu ích khi bạn nuôi dạy con, đứa trẻ sẽ trở thành trẻ vị thành niên sau này. Lắng nghe tích cực là nghệ thuật quan sát và lắng nghe cảm xúc, sau đó phản hồi lại. Lắng nghe tích cực không đòi hỏi bạn phải đồng ý với những cảm xúc của trẻ, nhưng việc lắng nghe tích cực sẽ giúp trẻ cảm nhận được sự kết nối, và hiểu được một điều mà tất cả mọi người cần - tạo ra cơ hội để khám phá và làm rõ những biểu hiện huyền bí được gọi là cảm xúc. Diane, mẹ của cô bé nhìn lên từ những hóa đơn phải trả. Kìm lại những cảm xúc muốn la mắng Chrissy vì đã đóng sầm cửa, cô nhẹ nhàng nói: "Con dường như đang rất tức giận, con yêu?" Chrissy suy nghĩ một chút, và nói nghe rất buồn rầu, kèm theo một tiếng sụt sịt - "Mẹ ơi, Tammy lớn hơn con, thật không công bằng khi bạn ấy lấy đồ chơi của con."
Cô bé nói rất chắc chắn: "Vâng, con đang tức điên lên, con không muốn chơi với bạn ấy thêm nữa." Cô bé ngồi lặng lẽ một lát và nhìn mẹ đang dán tem lên những bì thư - "Mẹ ơi, con có thể chơi bên ngoài sân sau được không ạ?" Bằng việc đáp lại một cách đơn giản những cảm xúc nổi bật của con gái (lắng nghe tích cực), Diane đã cố gắng không thuyết giảng, cứu giúp, hay làm giảm đi cảm xúc của con gái. Cô ấy đã cho phép Chrissy có cơ hội để phát hiện ra điều gì cô bé đang gặp phải, và cùng lúc đó, Chrissy đã tìm ra được một biện pháp để giải quyết chính vấn đề của mình. Vào lần khác, Diane có thể nói chuyện với con gái về việc tránh gây ra rắc rối trong tương lai - và có lẽ cô sẽ nói cho con gái biết nên làm gì để thể hiện cảm xúc, thay vì đóng sầm cửa. Diane cũng đã thể hiện sự tôn trọng với những cảm xúc của con gái. Các bậc cha mẹ thường không đồng ý (hoặc là không hiểu hết được) với những cảm xúc của con, nhưng việc lắng nghe tích cực không đòi hỏi bạn phải đồng ý, hay hiểu hết cảm xúc của con lúc đó. Lắng nghe tích cực sẽ làm cho trẻ cảm thấy được lắng nghe, và để cho trẻ biết mọi việc đều tốt cả, cho dù cảm giác của trẻ có là như thế nào. Đồng ý với những cảm xúc của trẻ bằng tình yêu và sự hiểu biết, sẽ mở ra cánh cửa kết nối thật sự, và tìm ra cách giải quyết vấn đề, cùng nhau dựng lên một mối quan hệ bền chặt mãi mãi của tình yêu thương và sự thành thật. Ví dụ như khi một đứa trẻ nói ra những câu nói sau, bạn sẽ đáp lại như thế nào? Những bậc cha mẹ thường hay đáp lại theo "chủ nghĩa người lớn", giống như: "Con không bao giờ đến ... là sao", "Khi nào con sẽ ...?", hay là "Mẹ phải nói với con bao nhiêu lần ...?" Cha mẹ thường cố gắng tranh cãi với một đứa bé đang bộc lộ cảm xúc thật sự của mình, với hi vọng làm thay đổi con cái, và giúp con cảm thấy tốt hơn. Những nỗ lực này giống như là: Những câu đáp lại này không tạo ra cảm giác bị suy xét, mà mở ra cánh cửa giúp trẻ đi xa hơn, trong việc khám phá những cảm xúc của chính bản thân mình. Hỏi rằng "Có gì thêm nữa?" thể hiện một sự sẵn lòng lắng nghe, và giúp trẻ khám phá được những cảm xúc sâu xa hơn, cả những cảm xúc bị che dấu. Giống như hầu hết những người lớn. Thỉnh thoảng trẻ cần có một ai đó lắng nghe và hiểu trẻ. Lắng nghe tích cực sẽ giúp trẻ học hỏi về chính những cảm xúc của mình, có được những cách phù hợp để thể hiện cảm xúc, và sẽ giúp bạn tập trung đến điều gì thật sự quan trọng. Mamnon.com
|