10 quan niệm dinh dưỡng chưa chuẩn Bé cần ăn nhiều thịt nạc để ngăn ngừa bệnh thiếu máu; bé lười ăn rau sẽ phải bổ sung vitamin tổng hợp... là những quan niệm chưa hoàn toàn đúng. 1. Bé phải ăn nhiều thịt nạc để tránh thiếu máu Bé có thể nhận đủ sắt trong chế độ ăn mà không cần ăn nhiều thịt nạc (đây là tin tốt vì thịt nạc thường khó khăn cho bé khi nhai; dù thịt nạc có chứa dạng sắt dễ hấp thu). Với bé lười ăn thịt, có thể đáp ứng nhu cầu sắt cho bé bằng sữa, trứng, thịt gia cầm, cá, đậu đõ, bánh mì, hoa quả khô như nho khô... Bé dưới 10 tuổi cần nhận ít nhất 10mg sắt mỗi ngày. Nếu bạn nghĩ bé nhà mình không đủ sắt, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa về bổ sung vitamin tổng hợp chứa sắt cho bé. 2. Bé lười ăn rau, phải bổ sung vitamin tổng hợp Nếu con bạn không chạm vào carrot thì quả mơ hoặc dưa hấu là giải pháp thay thế hợp lý vì chúng giàu vitamin A và caroten. Dâu tây hay quả cam đáp ứng lượng axit folic cho bé lười ăn rau bina. Chuối giúp bé lười ăn khoai tây có đủ kali và cam quýt có thể thay cho súp lơ xanh về hàm lượng vitamin C. Tuy nhiên, ngay cả khi con bạn lười ăn rau, bạn vẫn nên khuyến khích bé. Rau rất nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng mà bé không nên bỏ lỡ. 3. Sản phẩm từ sữa làm bé bị cảm lạnh nặng hơn Bạn có thể tiếp tục cho bé dùng sữa và các sản phẩm từ sữa khi bé bị cảm lạnh. Nếu bé không uống sữa, đừng lo lắng. Có thể cho bé uống các loại nước khác như nước lọc, nước quả hoặc soup gà cho đến khi bé cảm thấy tốt hơn. Ngay cả khi bé không có cảm giác ngon miệng, bé cũng cần phải uống thường xuyên để tránh mất nước. 4. Để ngăn ngừa béo phì, bé phải tránh các chất béo Đó là lý do các chuyên gia khuyến cáo rằng, bé dưới 2 tuổi không nên dùng sữa tách kem. Bé lớn hơn vẫn cần chất béo trong chế độ ăn để có làn da khỏe mạnh, tăng trưởng hợp lý, thúc đẩy sản xuất hormone giới tính, hấp thu tốt vitamin A. Nhưng sau 2 tuổi, bé chỉ cần nhận khoảng 30% lượng kalo từ chất béo hàng ngày là đủ. "Chất béo trong thức ăn khiến bé có cảm giác no bụng. Vì thế, nếu bạn hạn chế lượng chất béo thái quá, bé sẽ phải ăn nhiều để bù đắp" - Loraine Stern (giáo sư nhi khoa tại Đại học California, Los Angeles) nói. Tốt hơn, bạn nên dạy con ăn uống lành mạnh để tránh béo phì. 5. Đường làm bé hiếu động Có thể là khi cha mẹ thấy một bé trở nên năng động sau khi tiêu thụ đồ ăn ngọt (như chocolate hoặc soda) vì cả hai đều có chứa caffeine là chất kích thích. 6. Phải loại bỏ một số đồ ăn phòng dị ứng cho bé Sữa, trứng, lạc, hạt điều hay hạt quả óc chó, lúa mì, đậu nành, cá, sò ốc chiếm khoảng 90% các trường hợp dị ứng. Nếu bạn nghi ngờ bé dị ứng, nên trao đổi với bác sĩ nhi khoa. 7. Sữa là yếu tố duy nhất cho xương chắc khỏe Điều quan trọng là bé được đáp ứng đủ lượng canxi mỗi ngày: 500mg canxi (1-3 tuổi); 800mg canxi (4-8 tuổi) và 1300mg canxi cho bé từ 9 tuổi trở lên. 8. Khi bé bị ốm, nên cho bé ăn ít 9. Nước quả là đồ uống tuyệt vời Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, lượng nước quả tối đa cho bé là 100-120ml/ngày. Nước lọc vẫn là đồ uống tốt nhất khi bé đang khát. 10. Bánh mì trắng không có chất dinh dưỡng Theo mevabe |