Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Giúp bé ăn ngon miệng: 1-2 tuổi


Vào độ tuổi này, bé chuyển từ thói quen ăn uống có sự trợ giúp của bạn sang tự ăn. Công việc của bạn là làm phong phú đĩa thức ăn của bé bằng sự khéo tay của mình.

Bé yêu có dạ dày khá nhỏ vì thế thực phẩm mà bé ăn vào cần giàu dinh dưỡng để bé phát triển và khỏe mạnh, hạn chế đồ ăn ngọt và những thực phẩm trống calo.

Thời gian này bé tự khám phá việc ăn uống, tự dùng những ngón tay của mình bốc thức ăn hoặc dùng thìa cho tới khi bé được 15-18 tháng tuổi. Vì thế mà bạn nên tạo nhiều cơ hội cho bé để rèn luyện những kĩ năng này nhưng đừng giúp bé nếu bé có làm đổ mọi thứ lung tung ra sàn nhà hoặc bàn ăn. Bạn cứ chờ mà xem, bé sẽ thực hành các kĩ năng một cách xuất sắc nếu như bạn để tự bé xoay sở.

Bé thích được độc lập, được tự mình làm mọi việc cho nên chiếc bàn ăn chính là một nơi mà bạn nên để bé cảm nhận được sự tự chủ đó. Để tự bé quyết định việc ăn uống của mình.

Ghi nhớ: Bạn nên làm phong phú thực phẩm rồi để bé tự chọn món ăn của mình, bé ăn bao nhiêu và khi nào thì bé thích ăn hết mọi thứ.

Về việc uống sữa
Sữa là một nguồn dinh dưỡng không thể nào thiếu được trong bữa ăn của bé 1-2 tuổi. Bé cần canxi và vitamin D để làm xương chắc khỏe. Bé dưới 2 tuổi nên uống sữa nguyên chất để hấp thu chất béo cần thiết cho sự phát triển của cơ thể và não bộ. Khi bé được 2 tuổi, bạn có thể cho bé uống sữa ít béo hoặc không béo nhưng cần tham khảo chuyên gia dinh dưỡng trước khi cho bé uống loại sữa này.

Bạn cứ để bé tự xoay sở và cảm nhận thức ăn

Khi bé được 12-18 tháng tuổi, bạn nên chuyển uống bằng bình sang uống bằng cốc. Rót sữa ra cốc sau khi bé bắt đầu bữa ăn của mình. Nếu bạn vẫn cho con bú trong độ tuổi này thì nên vắt sữa ra cốc, hạn chế bú bình.

Một vài bé không thích sữa bò vì sự khác biệt với sữa mẹ hoặc sữa bột mà bé thường dùng. Bạn hoàn toàn có thể trộn sữa bò với sữa bột hoặc sữa mẹ để bé thưởng thức.

Về hấp thu sắt
Bé 1 tuổi thường thiếu sắt, nó ảnh hưởng tới thể chất, trí tuệ và phát triển nhân cách và có thể gây ra chứng thiếu máu.

Để ngừa thiếu sắt:
- Chỉ nên hấp thu khoảng 480-720 ml sữa/ngày.
- Tăng thực phẩm giàu sắt trong bữa ăn của bé như thịt lợn, thịt gia cầm, cá, đậu đỗ hoặc đậu hũ.
- Nên cho bé ăn sáng bằng ngũ cốc giàu sắt cho tới khi bé được 18-24 tháng tuổi.
- Tham kahro ý kiến của bác sĩ nếu bé uống quá nhiều sữa bò hoặc thiếu sắt hoặc bạn cần cho bé bổ sung vitamin tổng hợp.

Thực phẩm nên tránh
Đây là thời kì mà bạn mới bắt đầu cho bé làm quen với một số loại thức ăn như sữa, hoa quả, trứng... vì thế cần chú ý đến việc bé có dị ứng hay không. Nếu gia đình có người dị ứng thì nên đưa bé tới bác sĩ để kiểm tra.

Hạn chế các loại thực phẩm gây hóc như ngô, kẹo rắn, xúc xích, rau tươi, hoa quả cứng, quả nho, đậu, đỗ, lạc tươi.

Luôn trông chừng bé khi bé ăn.

Bé nên ăn bao nhiêu thì đủ?
Bé cần được ăn khoảng 3 bữa/ngày cùng với 2 hoặc 3 bữa ăn nhẹ. Tuy nhiên, phải tuân thủ giờ ăn và không được bé bỏ bữa.

Theo Eva.vn