Dưới đây là 4 cách chế biến thức ăn dặm giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng nhất:
1. Luộc
Luộc là cách hữu ích với lượng thực phẩm lớn. Trong đó, thịt được luộc sẽ mềm rất nhanh. Vật dụng cho phương pháp này cũng đơn giản, chỉ cần một nồi nước là đủ. Tuy nhiên, một số phụ huynh lo ngại luộc sẽ làm chất dinh dưỡng bị hao hụt vào nước luộc.
Bạn có thể dùng nước luộc (chứa nhiều chất dinh dưỡng) để tiếp tục chế biến món ăn cho bé.
2. Hấp
Ruth Frechman (một chuyên viên và người phát ngôn cho Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ) cho rằng, hấp là cách tuyệt vời để giữ lại mùi vị và chất dinh dưỡng. Hấp là cách dùng hơi nước làm chín thực phẩm nhưng thực phẩm lại không bị ngâm trong nước. Trong khi một số người chọn mua nồi hấp chuyên dụng thì một số cha mẹ chọn cách hấp phổ thông (đặt bát thức ăn vào trong một nồi nước). Chuyên gia khuyên rằng, phụ huynh nên đậy nắp để giữ hơi lan tỏa đều trong nồi.
3. Lò vi sóng
Lò vi sóng có thể coi là một hình thức hấp thức ăn và đặc biệt tốt nếu muốn nấu một lượng thức ăn nhỏ nhanh chóng. Nên nhớ, khoai tây cần được chọc lỗ và rau xanh cần được đựng trong đồ an toàn với lò vi sóng.
Trong khi bỏ thức ăn vào những chiếc túi hấp (steamer bag) chuyên dụng cho lò vi sóng khá thuận tiện thì một số nghiên cứu mới đây về lò vi sóng và nhựa có thể làm cha mẹ hoài nghi. Các túi dành cho lò vi sóng khá an toàn nhưng chuyên gia khuyên nên dùng đồ đựng thủy tinh (an toàn cho lò vi sóng) để thực phẩm không bị nhiễm nhựa.
Điều cần nhớ nữa là sự làm nóng thực phẩm của lò vi sóng không phải lúc nào cũng đồng đều. Đảo đều đồ ăn nửa chừng sẽ giúp ích nhưng cần khuấy kỹ đồ ăn sau khi bỏ ra từ lò vi sóng và trước khi cho bé thưởng thức.
4. Rang, nướng
Một số thực phẩm rất thích hợp để rang, nướng như các loại hạt, đồ ăn nhiều tinh bột như khoai lang. Đối với bí đao và bí ngô, chỉ cần cắt nửa, loại bỏ hết hạt và đặt bí trong một khay rồi cho vào lò nướng như nướng bánh (khoảng 400ºC). Sau đó, bỏ ra rồi chế biến món ăn cho bé.
Theo mevabe