Cha mẹ cần nắm vững một số hướng dẫn cơ bản giúp bé ăn đúng và duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.
1. Kiểm soát thức ăn đường
Bạn nên quyết định mua các loại đồ ăn chứa đường và khi nào thì cho bé ăn. Dù hầu hết các bé đều ưa đồ ngọt nhưng cha mẹ phải chịu trách nhiệm về các loại đồ ăn vặt được trữ trong nhà. Đừng sợ thiếu đồ ăn vặt, bé sẽ bị đói.
2. Từ những đồ ăn bạn chuẩn bị, bé được phép quyết định món ăn
Bé có thể được quyền lựa chọn đồ ăn. Nhưng điều này không phải là bé được chọn đồ ăn vô tội vạ. Nếu bạn thực hiện theo bước một, bé nhà bạn sẽ chỉ được chọn những loại đồ ăn đã qua "kiểm duyệt".
3. Đừng ép bé phải ăn bằng hết
Đôi khi, có thể cho bé bỏ thừa nếu bé thấy đã no. Rất nhiều cha mẹ ép bé phải ăn bằng sạch nhưng lâu dần, cách này chỉ khiến cơ thể bé quá tải, dẫn tới chán ăn.
4. Cho bé ăn uống đa dạng từ nhỏ
Thích và không thích một món ăn bắt đầu hình thành ngay từ khi còn nhỏ. Bạn có thể cho bé thử một món trong nhiều dịp khác nhau để bé dần chấp nhận nó. Không nên ép bé ăn nhưng nên cho bé thử, dù chỉ một vài miếng.
5. Viết lại những món bé đã ăn
Đừng nghĩ bé nhà bạn chỉ thích mì ống, phômai, bánh mì kẹp... bởi nếu không kiểm tra, hẳn bạn không biết là bé cũng hứng thú với nhiều món mới. Nên cố gắng cho bé thử món mới từng chút một.
6. Tìm hiểu lượng kalo từ đồ uống
Thức uống soda, đồ uống nhiều đường thường cung cấp một lượng kalo lớn. Nước lọc và sữa là thức uống tốt nhất cho bé. Nước quả là tốt khi nó là nước quả tươi 100% nhưng bé không cần nhiều, khoảng 100-120ml nước quả/ngày là đủ cho một bé tuổi mẫu giáo.
7. Xem xét ưu - khuyết của kẹo
Kẹo không phải đồ ăn xấu miễn là bạn đừng biến kẹo thành món tráng miệng hay món chính cho bé. Cũng đừng dùng kẹo là phần thường vì như thế, bạn vô tình dạy bé coi trọng kẹo hơn rau xanh. Hãy để bé có cái nhìn cân bằng về thực phẩm.
8. Đồ ăn không thể hiện tình yêu
Nếu bạn dùng đồ ăn để bày tỏ tình yêu với bé, bé có thể đòi đồ ăn mỗi khi căng thẳng hoặc bộc lộ cảm xúc khác. Một cái ôm, khen ngợi và lời yêu thương tốt hơn quà tinh thần bằng thực phẩm.
9. Các bé sẽ làm như bạn
Hãy là hình mẫu về ăn uống lành mạnh. Khi bạn cố gắng dạy bé thói quen ăn uống tốt, hãy đưa ra những ví dụ cụ thể. Bạn cần ăn tại bàn, không bỏ bữa...
10. Hạn chế thời gian cho tivi và máy vi tính
Ngồi trước tivi, các bé dễ ăn vặt vô thức và ít hoạt động. Nghiên cứu cho thấy, các bé cắt giảm thời gian xem truyền hình cũng làm giảm tỷ lệ % mỡ dư thừa. Khi thời gian cho tivi được giới hạn, bé sẽ có nhiều hoạt động ưa thích hơn để làm.
Theo mevabe