Câu 7: Trẻ bị mất phương hướng trên trang sách "Con trai tôi sắp được 7 tuổi ( được chẩn đoán là bị tự kỉ chức năng cao ở mức nhẹ) đã rất thành công trong việc nhận dạng 1 từ. Tuy nhiên khi đọc một cuốn sách nào đó thì thật khó khăn để cháu bắt kịp các từ bằng ánh mắt. Cháu sẽ dễ bị mất phương hướng trên trang sách. Thường thì cháu nhìn sang chỗ khác. Miệng nói lắp bắp các từ. Xin các chuyên gia cho tôi ý kiến? Các đoạn văn bản lớn hơn có thể giúp được cháu chăng? Hay có chương trình đọc sách nào mà có thể giúp cháu không? Cháu phải ở lại lớp 1. Cháu cũng mắc phải chứng động kinh nhẹ (đang được điều trị) và gặp phải khó khăn trong việc bắt lấy các đồ vật được quăng đến" Joan. Trả lời: Kelly Wilk, Chuyên viên trị liệu tâm lý giáo dục, www.junctionof-ot-function.com Tôi sẽ đề nghị một phương án để tăng khả năng chú ý bằng thị giác của bé đối với việc đọc đó là tăng kích cỡ của văn bản và sử dụng một mẫu bìa cứng với kích cỡ chỉ vừa một câu được ghi trên đó. Điều này sẽ giúp bé tập trung vào chỉ 1 câu vào một thời điểm và không bị xao lãng bởi những đoạn văn bản khác. Việc đánh giá cụ thể khả năng đọc bằng cách tập trung vào qui trình nhận dạng từ và các kĩ năng phân tích từ cũng sẽ là một điều rất hữu ích. Từ những gì mà bạn mô tả thì có khả năng là các kĩ năng về trí nhớ đối với hình ảnh của con bạn tỏ ra rất yếu kém và vì vậy sẽ dẫn đến việc tiếp thu chậm chạp các từ vựng. Tôi nghĩ rằng đó có thể là một vấn đề mang tính trực quan mà cũng có thể là nguyên nhân do sự quá tải các hình ảnh, quá nhiều chi tiết/sự hỗn độn nằm ngoài chủ đề trên một trang. Thêm vào đó, những khó khăn trong việc bắt lấy một món đồ cho thấy các kĩ năng cơ thị giác của bé bị trì hoãn. Một sự đánh giá từ chuyên viên lao động liệu pháp sẽ mang đến lợi ích cho con bạn và họ có thể cung cấp một phương pháp điều trị nhằm tăng cường các kĩ năng này.
|