Thực phẩm đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và sức khỏe của bé. Vì thế việc chế biến và bảo quản thực phẩm là một khâu tối quan trọng. Vệ sinh an toàn thực phẩm là một phần quan trọng trong chế biến thực phẩm cho bé. Chuẩn bị và xử lý thức ăn không thích hợp hay bảo quản không hợp lí có thể sẽ không đảm bảo vệ sinh và dẫn đến các bệnh như viêm gan A. Bạn nên hiểu và thực hiện những hướng dẫn cơ bản dưới đây để có thể ngăn ngừa thức ăn bị hư hỏng và gây bệnh truyền nhiễm. 1. Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn tránh thức ăn bị hư hỏng và ngăn ngừa các loại bệnh truyền nhiễm. Nên bảo quản thức ăn ở nhiệt độ dưới 5 độ C hoặc trên 60 độ C. Nếu thức ăn được bảo quản ở môi trường từ 5-60 độ C thì rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập. 2. Những thức ăn thừa nên cho vào tủ lạnh. 3. Chỉ sử dụng những thiết bị hay dụng cụ nấu ăn được phê chuẩn về độ an toàn. 4. Luôn phải có 2 chiếc thớt trong bếp. Một thớt để cắt thức ăn sống và một thớt để cắt thức ăn chín. 5. Vệ sinh tay thật sạch sẽ sau khi thay tã cho bé. Dùng xà phòng và nước nóng để rửa tay, sau đó lau thật khô bằng khăn. 6. Bạn không nên vào bếp nấu ăn hay chuẩn bị bữa ăn khi đang bị tiêu chảy, đi phân lỏng hay bị các triệu chứng bệnh khác như bệnh về da, bị thương, bị rách tay... Trong những trường hợp này bạn nên dùng bao tay để chế biến thức ăn. 7. Giám sát các bữa ăn của bé, kể cả lúc bé ăn vặt. 8. Vứt ngay những miếng thức ăn đã bị rơi xuống sàn. Những thức ăn thừa nếu không dùng được nữa nên đổ ngay lập tức. 9. Lau chùi, vệ sinh và bảo quản dụng cụ nấu bếp ở những nơi thật sạch sẽ. Theo Eva.vn |