Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Thực phẩm tuyệt vời cho bữa ăn của trẻ


Chăm chút từng bữa ăn cho con làm sao cho đảm bảo đủ chất dinh dưỡng mà lại "phục vụ" được khẩu vị của bé quả là điều đau đầu của các bà mẹ. Có rất nhiều loại thực phẩm được "để cử" cho thực đơn của bé, nếu trong danh sách của bạn vẫn chưa có khoai tây và gạo lứt thì có nghĩa là vẫn còn thiếu đấy.

Khoai tây


Khoai tây cũng là món khoái khẩu của không ít trẻ em. Ảnh: Getty images.

Giá trị dinh dưỡng của khoai tây
Khoai tây giàu vitamin C, vitamin B6 - một chất hỗ trợ cho quá trình hình thành tế bào mới cho cơ thể bé và kali. Chúng còn cung cấp chất xơ, sắt, axit folic, vitamin B2, các vitamin nhóm B, niaxin, kẽm và magie.

Khoai tây giàu carbohydrate. Mọi người vẫn thường cho rằng Carbohydrate là chất không tốt cho sức khỏe, tuy nhiên vẫn có loại cacbonhydrate ""tốt và tồn tại song song đó là loại cacbonhydrate "xấu" . Carbohydrate trong khoai tây thuộc loại tổng hợp - loại carbohydrate tốt. Nó chính là nguồn chính cung cấp năng lượng cho não. Nó cũng làm thỏa mãn cảm giác no, đó có thể chính là lí do tại sao khoai tây là một loại thực phẩm được nhiều người yêu thích.

Giống như các loại rau củ và hoa quả khác, giá trị dinh dưỡng của khoai tây sẽ giữ được nhiều nhất nếu như để cả vỏ.

Khi nào bé có thể ăn khoai tây?
Khoai tây rất hiếm khi gây dị ứng và vị tương đối dịu nhẹ nên rất hay được dùng để làm thức ăn thô đầu tiên cho bé. Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên cho bé ăn dặm trước khi bé tròn 6 tháng tuổi.

Chọn và bảo quản khoai tây
Chọn những củ cứng, vỏ nhẵn nhụi, không có vết nứt hay nhăn nheo.

Bạn nên tránh những củ khoai tây mọc mầm vì chúng chứa nhiều độc tố có thể gây hại cho sức khỏe.

Khoai tây mà có màu xanh thì tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn. Màu xanh ở vỏ sẽ phát triển khi củ khoai tây lộ ra ánh sáng, nguyên nhân là do mức độ diệp lục cao. Tuy nhiên nó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy củ khoai tây đó nhiều chaconine và solanine. Những chất này có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, nôn ọe nếu như ăn phải. Các chất này cũng có thể có ở khoai tây mọc mầm.

Hãy chọn những củ khoai tây vẫn còn bám đất hơn là những củ đã được rửa sạch. Lớp đất này không những giúp bảo quản khoai tây được lâu hơn mà còn bảo vệ lớp vỏ khỏi ánh nắng mặt trời.

Khi bạn mua khoai tây, người ta thường bỏ vào túi nilon. Bảo quản khoai tây trong túi nilon sẽ khiến khoai tây nhanh bị thối, cho nên sau khi đi chợ về hãy nhanh chóng bỏ khoai tây ra và cho vào một túi bằng vải sợi (chắc như kiểu vải bố), để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tuyệt đối không để trong tủ lạnh.

Gợi ý món ăn với khoai tây cho bé
• Nấu món súp khoai tây và khoai lang
• Nghiền khoai tây đã luộc chín với sữa nóng và thêm một chút tỏi nướng
• Hầm khoai tây cắt miếng nhỏ với nước dùng gà hoặc rau củ, thêm một nhánh tỏi tạo vị thơm ngon.
• Nghiền khoai tây chín với bí đỏ, cà rốt
• Trộn khoai tây nghiền với bơ lạt, sữa ấm, 1 thìa thịt cá trắng đã nấu chín và 1 thìa pho mát bào nhỏ, nặn thành những chiếc bánh nhỏ
• Hấp khoai tây dẻo, rưới chút dầu olive, rắc mùi và lá thơm thái nhỏ

Gạo lứt
Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt
Phần lớn những chất dinh dưỡng có trong gạo lứt là các chất dưỡng chất đã mất đi trong quá trình sản xuất gạo giã thành phẩm như:
• vitamin B1, B3 và B6
• mangan
• sắt
• phốt pho
• selen
• các axit béo
• chất xơ

Do quá trình sản xuất gạo lứt, người ta chỉ bỏ đi lớp vỏ trấu ngoài cùng, do đó nó giữ lại được phần lớn giá trị của gạo, còn trong quá trình sản xuất gạo giã, hạt gạo bị chà xát làm mất đi phần lớn chất dinh dưỡng ở hạt gạo.

Gạo lứt còn giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn loại gạo trắng thông thường. Ảnh: Getty images

Bảo quản gạo lứt
Gạo sống
Khi mang về nhà, hãy bảo quản trong tủ lạnh. Không giống như gạo giã, mầm gạo mang chất dầu của gạo lứt vẫn còn nguyên vẹn. Nó sẽ khiến gạo lứt ôi rất nhanh nếu như không được bảo quản ở nhiệt độ đủ mát.

Cơm gạo lứt
Bạn phải rất cẩn thận khi bảo quản cơm gạo lứt bởi vì vi khuẩn trong cơm sinh sôi rất nhanh

Bạn có thể nấu một mẻ cơm rồi chia nhỏ ra rồi bỏ vào ngăn đông trong tủ lạnh. Vi khuẩn trong cơm sinh sôi rất nhanh nên bạn phải nhanh chóng làm nguội cơm sau khi nấu để cấp đông. Cơm lứt cấp đông có thể sử dụng trong vòng 6 tháng hoặc bỏ vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản trong vòng 4 ngày.

Nấu cơm gạo lứt cũng mất thời gian hơn gạo giã. Thông thường là lâu hơn gấp 2 lần. Tuy nhiên chúng ta có thể khắc phục bằng cách đo lượng nước đủ để nấu cơm, ngâm gạo qua đêm, sáng hôm sau mới bỏ ra nấu. Thay vì bỏ nước ngâm gạo, bạn hãy sử dụng chính nước đó để nấu cơm. Bằng cách này bạn sẽ không làm mất đi những chất dinh dưỡng quý báu của hạt gạo.

Gợi ý món với gạo lứt cho bé
Có thể dùng gạo lứt thay thế cho gạo giã trong bất kỳ món gì có thành phần gạo, nhưng bạn phải luôn nhớ rằng cơm gạo lứt nấu lâu hơn gạo thường nên phải ngâm trước.

Dưới đây là một số gợi ý chế biến gạo lứt cho bé:
• Nấu gạo lứt bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức, sau đó thả vào một thanh quế nhỏ hoặc nhục đậu khấu.
• Trộn cơm gạo lứt (xay hoặc nguyên hạt) với 1 thìa to sữa chua trắng và hoa quả nghiền.
• Trộn cơm gạo lứt với rau củ hấp chín (có thể xay nếu bé chưa quen ăn thô).
• Nấu cơm gạo lứt loại hạt ngắn rồi nắm cơm thành hình ngón tay cho bé tự cầm ăn.
• Nấu gạo lứt với nước dùng gà / bò / rau củ.

Theo Web Trẻ Thơ