Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Tuần 7 của thai kỳ


SẢN PHỤ
Năm tuần sau khi thụ thai thành tử cung của bạn sẽ mềm ra để túi phôi bám chặt. Mặc dù không chắc bạn có được khám bên trong cơ thể ở giai đoạn đầu này không, nhưng nếu có, bác sĩ của bạn có thể cảm thấy sự mềm mại của cổ tử cung.

NHỮNG NGÀY THÁNG CẦN GHI NHỚ
Khám nội khoa sẽ cung cấp thêm thông tin khẳng định về thai kỳ của bạn.

Thứ hai.....................................

Thứ ba.....................................

Thứ tư......................................

Thứ năm..................................

Thứ sáu...................................

Thứ bảy/ Chủ nhật....................

Một sự thay đổi khác bên trong cơ thể là chất nhầy cổ tử cung của bạn dày lên, tích tụ lại thành một cái nút trong ống cổ tử cung. Điều này đảm bảo cổ tử cung sẽ được đóng kín trong suốt thời gian mang thai của bạn, ngăn chặn tử cung với thế giới bên ngoài. Cái nút này có thể bung ra vài ngày hay vài tuần trước khi bắt đầu chuyển dạ, khi đó cổ tử cung của bạn bắt đầu giãn ra (cái này được gọi là "nước ối").

EM BÉ
Tuần này có những thay đổi trong cơ thể, khuôn mặt và chi của bé. Hệ tiêu hóa của phôi thai đang bắt đầu hình thành, và đã có hậu tràng. Vẫn còn có thể thấy rõ hình dạng đuôi, nhưng sẽ biến mất dần vào tuần 10 hoặc 11. Phổi của phôi thai cũng đang phát triển. Trong khi đó dây rốn đang phát triển đúng vị trí khi nhau phát triển đầy đủ. Bây giờ khuôn mặt bắt đầu được tạo thành với màu mồng mắt có màu nhạt, và một lỗ miệng. Thậm chí cũng đã xuất hiện hai lỗ mũi nhỏ xíu. Chỉ một tuần sau khi nụ chi đã hình thành, cánh tay đã phân rõ thành các phần bàn tay và vai.

KHUÔN MẶT
Đĩa sắc tố có thể nhìn thấy ở một bên đầu của bé. Trong vài tháng tới chúng sẽ di chuyển đến phía trước để trở thành đôi mắt.

 

TRỌNG LƯỢNG VÀ CHIỀU DÀI CỦA BÉ
Chiều dài của bé, từ đỉnh đầu đến mông, là khoảng 0.2-0.52 in-sơ (5-13mm) và trọng lượng của bé khoảng 0.03 oz (0.8g)


CHĂM SÓC TRƯỚC KHI SINH
Thường bạn sẽ đi khám thai tổng quát lần đầu vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ. Sau đó, đi khám tổng quát hàng tháng cho đến tuần 28. Sau đó, trở nên thường xuyên hơn; hai lần một tháng cho đến tuần 36, rồi mỗi tuần một lần cho đến khi chuyển dạ. Tùy thuộc vào tiền sử bệnh của bạn, mà bạn có thể cần phải khám thường xuyên hơn.

PHÒNG KHÁM BÁC SĨ
Lần khám thai đầu tiên ở phòng khám bác sĩ hoặc bệnh viện thường sẽ lâu hơn và kỹ lưỡng hơn những lần khám tiếp theo. Bạn sẽ được hỏi những câu hỏi về tình trạng sức khỏe, cuộc sống, công việc, thói quen sinh hoạt hàng ngày, và những chuyện như trong gia đình có ai sinh nhiều con và những rối loạn di truyền nào không. Lần khám thai đầu tiên cũng là lúc thảo luận chuyện bạn muốn sinh con ở đâu và theo cách nào (xem trang 24).

Bạn sẽ được khám sức khỏe tổng quát bao gồm ngực, tim và phổi. Sau đó bác sĩ của bạn sẽ thực hiện một số cuộc kiểm tra khác, như là bắt mạch bụng, kiểm tra cổ tử cung, nghe nhịp tim và ngực, đo chiều cao và cân nặng của bạn. Bạn có thể bị bắt phải uống vi-ta-min hàng ngày trước khi sinh.

Vào mỗi lần khám thai tiếp theo, bạn và đứa bé chưa chào đời sẽ được theo dõi. Bác sĩ chăm sóc sức khỏe có lẽ sẽ thảo luận về chế độ ăn uống của bạn và giúp bạn quyết định bạn nên tập thể dục trong những tháng tới nhiều hay ít như thế nào và bạn nên tận dụng cơ hội để trao đổi bất cứ vấn đề nào có thể phát sinh.

Sử dụng cuốn sách này để ghi lại cuộc hẹn của bạn và bất kỳ ngày tháng kiểm tra đặc biệt nào. Cố đừng bỏ lỡ cuộc hẹn khám thai - thai kỳ được theo dõi để bảo đảm có một đứa bé khỏe mạnh và sinh con an toàn, điều đó vô cùng quan trọng. Trong khi bạn ở phòng đợi, hãy kết bạn với các bà mẹ khác hoặc mang một cuốn sách để đọc. Điều này sẽ giúp bạn giết thời gian.

 

KHÁM THAI LẦN ĐẦU
Bạn nên quan tâm hơn nữa về thai kỳ của mình lúc khám sức khỏe tổng quát. Bởi vì bác sĩ của bạn có thể rất bận, ý kiến hay là làm một danh sách các thứ để thảo luận trước.

CÁC THUẬT NGỮ Y HỌC
Sau đây là danh sách một số thuật ngữ y học thường gặp và các từ viết tắt của chúng, mà bạn có thể đã nghe qua trong những lần đi khám thai. Nếu bạn không hiểu bất cứ từ nào, hãy nhờ bác sĩ giải thích.

BP Huyết áp
Thủ thuật đẻ mổ  Thủ thuật mổ lấy đứa bé
 Sưng phù  Sưng và ứ nước ở ngón tay, chân hoặc mắt cá chân
 Chiều dài xương đùi   Số đo xương đùi của bé. Giúp ước lượng sự phát triển của bào thai
 FH  Tim thai
 Hb/ Hgb  Hê-mô-glô-bin. Mức thấp có thể chỉ ra bệnh thiếu máu (xem trang 10)
 HTN  Chứng tăng huyết áp (huyết áp cao)
 Nguy cơ cao  Một thai kỳ phức tạp do một số bệnh tật.
 Đỉnh đầu/ Mông  Con bạn đang nằm trong tử cung với đầu/ chân hoặc mông chúi xuống
 Primagravida  Phụ nữ mang thai lần đầu
 Nằm ngang   Con bạn đang nằm trong tử cung với cột sống vuông góc với cột sống của bạn.
 VBAC  Đẻ thường sau khi đã từng đẻ mổ

http://mamnon.com