Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Tuần 8 của thai kỳ


SẢN PHỤ
Mặc dù tử cung bạn đang bắt đầu to ra nhưng có lẽ sẽ chưa thấy được. Nói chung, người duy nhất sẽ nhận thấy ở giai đoạn này là bác sĩ của bạn - ông ấy có thể cảm thấy sự nở rộng khi khám vùng chậu - và chính bạn; bạn có thể cảm thấy quần áo chật hơn quanh vòng bụng của mình. Tuy mệt mỏi, buồn nôn, và tính khí thất thường, các triệu chứng thường gặp ở thời điểm này, đôi khi có thể khó chịu, nhưng chúng lại được xem như dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thích nghi với những nhu cầu khi mang thai và nhu cầu của đứa bé đang phát triển.

EM BÉ
Ở đầu mút của các chi đang phát triển, những ngón chân và ngón tay nhỏ xíu đang bắt đầu hình thành, và hai cánh tay nhỏ xíu của bé có thể đã hơi gập lại chỗ khuỷu tay và cổ tay. Ở bên cổ, cấu trúc tai ngoài đang phát triển, trong khi môi trên và chóp mũi đang hiện dần trên khuôn mặt của bé. Mắt bé vẫn còn rất cách xa nhau ở hai bên đầu, nhưng mí mắt đã bắt đầu hình thành. Bên trong cơ thể bé, ruột đã trở nên quá dài đến nỗi không có chỗ cho chúng và một phần ruột sẽ nhô vào trong dây rốn.

NHỮNG THAY ĐỔI TRONG KỲ THAI NGHÉN
Vào tuần 8 tử cung bạn đã bắt đầu phồng lên và nội mạc tử cung đã dày lên đáng kể. Ngực bạn có thể trở nên đầy hơn và căng đau hơn. Tính khí thất thường, đặc biệt cảm giác dễ bị tổn thương tình cảm, là thường gặp vào thời điểm này.

 

TRỌNG LƯỢNG VÀ CHIỀU DÀI CỦA BÉ
Chiều dài của bé, từ đỉnh đầu đến mông, là khoảng 0.5-0.8 in-sơ (14-20mm) và trọng lượng của bé khoảng 0.1 oz (3g).


NHỮNG XÉT NGHIỆM THƯỜNG LỆ
Trong thời gian mang thai, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm mỗi lần bạn đi khám thai. Gồm có đo huyết áp và kiểm tra xem bạn có bị phù tay chân không, đo chiều cao tử cung (là cách kiểm tra kích thước của bào thai bằng cách đo kích thước của tử cung), và khám ngoài bụng.

Nói chung, bác sĩ chỉ cân bạn nếu bạn tăng cân quá mức - hoặc quá ít khi mới mang thai hoặc nếu bạn dường như không lên cân đúng mức.

Sau tuần 17, nhịp tim của con bạn cũng sẽ được theo dõi, mặc dù nhiều bác sĩ sẽ nghe nhịp tim sớm hơn. Tùy vào sự phát triển của bạn, mà các xét nghiệm khác có thể được tiến hành.

KHÁM NỘI
Vào lần khám đầu, bạn có thể được khám bên trong để kiểm tra tình trạng cổ tử cung của mình (xem trang 48) và kiểm tra xem khung xương chậu có thích hợp cho việc sinh thường hay không. Việc khám này không đau nhưng có thể hơi khó chịu. Trong thời gian mang thai, bạn có thể được khám bên trong thêm vài lần nữa.

NHỮNG NGÀY THÁNG CẦN GHI NHỚ
Vì bị tích nước nhiều hơn, hãy mua quần áo rộng và áo ngực nâng đỡ ngực cho tốt.

Thứ hai..........................................

Thứ ba..........................................

Thứ tư...........................................

Thứ năm.......................................

Thứ sáu........................................

Thứ bảy/ Chủ nhật.........................

XÉT NGHIỆM MÁU
Xét nghiệm máu thường có thể xác nhận việc mang thai trước khi thử nước tiểu (xem trang 14). Một khi bạn có thai, người ta sẽ lấy mẫu máu của bạn để xem bạn thuộc nhóm máu nào. Cũng có thể lấy máu để xem bạn có mức hê-mô-glô-bin bình thường không, có tiêm ngừa vắc - xin rubella hay không, có nhiễm vi-rút viêm gan siêu vi B không, và xem bạn có yếu tố Rhesus (Rh) dương tính hay âm tính không. Xét nghiệm cuối cùng này vô cùng quan trọng vì nếu con bạn có yếu tố Rh dương tính mà bạn lại có yếu tố Rh âm tính, thì bạn có thể tạo kháng thể đối với hồng cầu của con bạn, điều này sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng cho đứa con sau này sẽ có yếu tố Rh dương tính. May mắn thay, đã có cách điều trị cho cả mẹ và bé.

Máu cũng có thể được dùng để kiểm tra mức alpha-fetoprotein, có thể cho biết nguy cơ biến chứng mang thai nhất định (xem trang 36) bao gồm dị dạng bào thai.

XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU
Vào lần khám đầu tiên và mỗi lần khám tiếp theo, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp một mẫu nước tiểu, mẫu này sẽ được gởi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm prô-tê-in, có thể cho biết bạn có bị nhiễm trùng hoặc nghiêm trọng hơn, là tiền sản giật (xem trang 58). Nước tiểu của bạn cũng được xét nghiệm xem có thành phần glu-cô hay không, mà qua đó có thể chẩn đoán bệnh tiểu đường thai nghén, một loại bệnh tiểu đường xảy ra duy nhất khi mang thai trong đó cơ thể không cung cấp đủ in-xu-lin để đối phó với lượng đường huyết gia tăng.

Thông thường, các xét nghiệm nước tiểu được thực hiện nhanh chóng tại chỗ bằng cách sử dụng một que thử thai đặc biệt và bác sĩ của bạn có thể cho bạn một số để theo dõi ở nhà.

CHIỀU CAO
Bạn có thể được đo chiều cao. Tỷ lệ chiều cao với cân nặng của bạn được tính và dùng để đánh giá xem bạn thừa cân hay nhẹ cân.

HUYẾT ÁP
Huyết áp được theo dõi mỗi lần đi khám thai. Nồng độ cao có thể báo hiệu bị tiền sản giật (xem trang 58). Nồng độ trung bình khi đang mang thai là khoảng 120/70.

KHÁM NGOẠI
Vào mỗi lần kiểm tra tổng quát, bác sĩ của bạn sẽ sờ nhẹ bụng bạn để xem kích cỡ và vị trí của bào thai.

http://mamnon.com