SẢN PHỤ
Đau lưng ở cuối thai kỳ hầu như không thể tránh khỏi. Bởi vì các dây chằng và cơ đỡ thắt lưng giãn ra và chùng xuống để chuẩn bị cho cơn chuyển dạ. Bạn cũng có thể bị giãn tĩnh mạch.
Trung bình việc tăng cân đối với phụ nữ mang thai vào lúc này là 19 pound (8.6 kg). Việc tăng này là do em bé, nhau thai, nước ối, ngực và tử cung to lên, tăng lượng máu, và lớp mỡ, prô-tê-in và tích nước.
EM BÉ
Nếu con bạn sinh non, cơ hội sống sót của bé trong tuần này được cải thiện nhờ phổi bé đã phát triển đến giai đoạn quan trọng. Mặc dù trong mấy tuần trước, cũng đã có cuống phổi và phế nang nhưng chúng chưa đủ khả năng phồng lên một cách thỏa đáng nếu bạn sinh non. Bây giờ phế nang phát triển một lớp màng các tế bào biểu mô tiết ra chất có hoạt tính bề mặt. Chất này làm cho các túi khí không bị xẹp xuống khi ra ngoài tử cung, giúp cho con bạn hít thở không khí được.
Có khoảng nửa lít máu của bạn luân chuyển qua thành tử cung tại vị trí nhau nhai, là nơi mạch máu của bạn tiếp cận với các mao mạch của nhau thai đang vận chuyển máu của bé. Mặc dù máu bạn không bao giờ hòa lẫn với máu bé, nhưng được cách nhau bởi một vách rất mòng - hàng rào nhau thai - qua đó nước, chất dinh dưỡng và chất thải được trao đổi qua lại, ở tốc độ gần 8,5 ml/ giây. Con bạn cũng hấp thu nước vào do nuốt nước ối, trong nước ối đó cũng có nước bé tiểu ra.
KHÔNG GIAN CHẬT HẸP
Khi con bạn phát triển, không gian dành cho bé trong tử cung trở nên hẹp dần và các chi của bé sát vào nhau hầu như mọi lúc. Ở đây có thể thấy, các bé có thể lấy bàn tay nắm dây rốn của mình. Các bé thường nắm chặt mấy sợi dây này, may mà chúng đủ chắc để chịu được mấy cái nắm bóp đó.
TRỌNG LƯỢNG VÀ CHIỀU DÀI CỦA BÉ
Chiều dài của bé, từ đỉnh đầu đến mông sẽ là khoảng 11.2 in-sơ (28 cm) và bé sẽ nặng khoảng 3 lb và 8 oz (1600g)
NHỮNG NGÀY THÁNG CẦN GHI NHỚ Từ thời điểm này, huyết áp của bạn sẽ đươc theo dõi kỹ hơn để phát hiện các dấu hiệu của tiền sản giật.
Thứ hai................................................
Thứ ba.................................................
Thứ tư.................................................
Thứ năm.............................................
Thứ sáu..............................................
Thứ bảy/ Chủ nhật..............................
|
CÁC TƯ THẾ TRONG KHI CHUYỂN DẠ
Khi đến lúc, cơ thể bạn có lẽ sẽ báo cho bạn biết những tư thế nào là tốt nhất cho việc sinh nở. Trước đây, phụ nữ thường bị đặt nằm ngửa, đưa chân lên cao, thực ra tư thế này rất khó chịu và ngược lại với sức kéo của trọng lực. Hiện nay một số phụ nữ muốn được đỡ ngồi trên giường, với hai chân dang rộng ra, trong khi số khác lại muốn chuyển hết chỗ này sang chỗ khác, ngồi xổm trên sàn hoặc đứng thẳng có người đỡ hai bên.
NẰM NGHIÊNG MỘT BÊN
Tư thế này tốt khi bạn được gây tê ngoài màng cứng hoặc khi bạn mệt mỏi vì nó có thể làm cho những cơn co thắt hiệu quả hơn và làm chậm lại việc đi xuống của bé nếu bé chui ra quá nhanh.
TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU
Trong khi cổ tử cung của bạn đang giãn ra và mỏng dần, bạn sẽ trải nghiệm những cơn co thắt với cường độ và tần suất tăng lên. Trong mỗi lần co thắt, hãy dựa vào ông xã bạn hoặc tường, hoặc trên một cái ghế. Bạn cũng có thể quỳ bò xuống, nhưng nhớ phải lót nệm dưới đầu gối. Giữa những cơn co thắt, hãy đứng lên, đi bộ hay, lắc mông bạn từ bên này sang bên kia với sự hỗ trợ của người cùng trải nghiệm sinh nở.
TƯ THẾ NGỰC TỰA ĐẦU GỐI
Tư thế này làm giảm đau lưng bằng cách đầy tử cung về phía trước để cột sống.không bị đè. Cũng thử lắc hông bạn từ bên này sang bên kia.
TRONG KHI SINH NỞ
Hãy cho con bạn càng nhiều chỗ càng tốt bằng cách banh hai đầu gối và để cho tử cung bạn nghiêng về phía trước. Đa số phụ nữ không thể ngồi xổm được lâu, vì vậy một tay hãy choàng người cùng trải nghiệm sinh nở của bạn và một tay choàng nữ hộ sinh để được nâng đỡ. Một biến thể của kiểu này là quỳ, có người đỡ, trên giường hay sàn nhà.
NGỒI CHỒM VỀ PHÍA TRƯỚC
Đây là tư thế thích hợp khi bạn thấm mệt và có thể được sử dụng cùng với việc theo dõi điện tử liên tục nếu con bạn cần được theo dõi.