Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Tuần 38 của thai kỳ


SẢN PHỤ
Ngay trước khi những cơn co thắt thật sự bắt đầu, bạn có thể trải nghiệm chuyển dạ giả. Không nên nhầm lẫn với những cơn co thắt Braxton Hicks, những chuyển dạ giả này có thể mạnh gần như chuyển dạ thật, nhưng không trở nên thường xuyên và biến mất đi nếu bạn di chuyển. Làm sao bạn có thể phân biệt? Nếu bạn không chắc chắn, thì không chắc là chuyển dạ thật.

EM BÉ
Trong suốt mấy tuần cuối cùng, bé đã tích tụ chất thải trong ruột mình. Đó là một chất màu xanh lá cây sẫm được gọi là cứt su, và là sản phẩm của việc phân hủy tế bào máu, các tế bào ở thành ruột tróc ra, tế bào da và lông tơ, bé đã làm rớt vào nước ối và nuốt vô, và các nguồn khác. Cứt su là chất thải đầu tiên mà bé thải ra sau khi sinh, và đôi khi nó thải trước khi sinh nghĩa là bé sẽ ra cùng với chất thải màu xanh lá cây sẫm khó chịu này.

Nếu con bạn là một bé trai, lúc này hai tinh hoàn của bé đã đi xuống vào trong bìu. Vào lúc bé chào đời cả hai phải nằm đúng vị trí, mặc dù có 1% bé trai ( và 10% các bé sinh non) sẽ có tinh hoàn chưa đi xuống. Thường tinh hoàn sẽ chưa đi xuống sẽ đi xuống trong vòng năm đầu. Nếu lúc một tuổi mà tinh hoàn chưa đi xuống, bé sẽ cần phải phẫu thuật để ngăn ngừa các biến chứng trong tương lai như là vô sinh hoặc ung thư tinh hoàn.

CHÀO ĐỜI
Bây giờ bạn có thể sanh vào bất kỳ ngày nào - chỉ 5% các bà mẹ sanh đúng ngày đúng tháng. Giai đoạn đầu chuyển dạ bao gồm các cơn co thắt mạnh làm mỏng và giãn cổ tử cung (xem trang 75), giúp bé chui vào trong đường sinh. Ở đây chúng ta thấy giai đoạn hai, khi bé bị đẩy ra khỏi âm đạo và chui ra. Giai đoạn ba là tróc nhau thai (xem trang 82).

TRỌNG LƯỢNG VÀ CHIỀU DÀI CỦA BÉ
Chiều dài của bé, từ đỉnh đầu đến mông sẽ là khoảng 14 in-sơ (35 cm) và bé sẽ nặng khoảng 6 lb 13 oz (3100g)

NHỮNG NGÀY THÁNG CẦN GHI NHỚ
Hãy đi khám tổng quát lần nữa với bác sĩ và tiếp tục tham gia các lớp tiền sản

Thứ hai...........................................

Thứ ba............................................

Thứ tư.............................................

Thứ năm..........................................

Thứ sáu...........................................

Thứ bảy/ Chủ nhật............................


SINH NỞ

Sau những tháng ngày chờ đợi, cuối cùng bé sắp chào đời. Có 3 giai đoạn sinh nở. Giai đoạn đầu là khi những cơn co thắt bắt đầu kéo đến theo những khoảng cách đều đặn, làm mỏng và kéo giãn cổ tử cung của bạn. Giai đoạn thứ hai, là khi bạn cảm thấy có sự thôi thúc phải rặn và đẩy bé qua đường âm đạo cho đến khi bé chui ra được. Giai đoạn cuối là khi nhau thai tự tách ra khỏi thành tử cung và bị tống ra.

GIAI ĐOẠN CHUYỂN TIẾP
Giai đoạn này đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn đầu và sự bắt đầu của giai đoạn thứ hai. Những cơn co thắt bây giờ kéo dài khoảng 60-90 giây và có thể xảy ra khoảng từ 2 đến 5 phút. Giai đoạn chuyển tiếp thường là giai đoạn căng thẳng nhất về mặt thể xác và tinh thần. Bác sĩ và nữ hộ sinh tiến hành khám âm đạo để xem liệu tử cung của bạn đã giãn ra hoàn toàn hay chưa trước khi bạn bắt đầu rặn.

ĐẦU LỘ RA
Sau giai đoạn chuyển tiếp, có lẽ bạn sẽ bị choáng ngợp do mong muốn rặn, và chuyện ‘rặn đẻ' là một hành động hoàn toàn không kiểm soát. Khi đầu bé chạm đến cuối đường âm đạo, làm đáy chậu phồng lên, gây đau và có thể gây bầm tím. Điều này cũng sẽ đè lên trực tràng của bạn, có thể dẫn đến co bóp ruột không kiểm soát được. Vào mỗi lần co thắt, đầu bé bắt đầu ló qua âm đạo rồi thụt lại khi cơn co thắt dịu đi. Sau vài lần rặn nữa, bé sẽ ở lại đó. Đây được gọi là giai đoạn thai nhi lấp ló ở âm đạo.

CHÀO ĐỜI
Khi đầu bé lộ ra, thì chỉ còn vài phút nữa trước khi bé được sinh ra. Ở giai đoạn này, bạn ngưng rặn và bắt đầu thở hổn hển. Chuyện này sẽ làm đáy chậu của bạn giãn ra và ngăn không bị rách. Vào mỗi lần co thắt, đầu bé sẽ lộ ra thêm nữa cho đến khi xuất hiện hoàn toàn bên ngoài âm đạo. Bé sẽ quay đầu ngay lập tức hướng về phía bên trong đùi bạn và cơn co thắt tiếp theo sẽ đưa vai bé lộ ra. Phần còn lại của cơ thể bé sẽ trượt ra ngay, đi kèm với một lượng nước ối lớn vọt ra.

NHAU THAI
Có thể mất nửa tiếng đồng hồ để trục cái này ra. Bạn có thể được tiêm Ergotrate hoặc Pitocin, loại hoóc-môn nhân tạo mô phỏng oxytocin để giúp tử cung co bóp. (Oxytocin nhân tạo cũng giúp làm giảm mất máu trong giai đoạn sinh nở thứ ba). Một lúc sau, nhau thai sẽ được đẩy ra, mặt dính với dây rốn xuất hiện trước.

NGƯỜI MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH
Nếu bạn đòi trao bé cho mình ngay sau khi sinh, bạn sẽ thấy bé có màu hồng nhạt, đôi khi có màu tía, và có phủ lớp chất bã đã bảo vệ bé trong tử cung.

GẶP GỠ GIA ĐÌNH
Sau khi dây rốn được kẹp lại và cắt đi, bé sẽ được khám (xem trang 84), lau sạch và được quấn trong chăn để cha mẹ ôm ấp một cách tự hào.