Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Tuần 39 của thai kỳ


NHỮNG NGÀY THÁNG CẦN GHI NHỚ
Hãy thu xếp để được giúp đỡ trước và sau khi bạn ở lại bệnh viện.

Thứ hai.....................................

Thứ ba......................................

Thứ tư......................................

Thứ năm..................................

Thứ sáu...................................

Thứ bảy/ Chủ nhật...................

SẢN PHỤ
Cổ tử cung đã hoàn toàn sẵn sàng, bàng quang bị ép hơn bao giờ hết. Có lẽ bạn đang lo lắng vì nhận ra mình đã bắt đầu chuyển dạ. Những cơn co thắt mạnh trở nên khó chịu hơn khi bạn di chuyển, và trở nên đều đặn và thường xuyên hơn, là những dấu hiệu tốt nhất. Các dấu hiệu khác bao gồm vỡ nước ối khi màng ối vỡ, và nước đầu ối dính máu do nước nhầy bít cổ tử cung súc ra (trong cả hai trường hợp bạn nên liên lạc với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh). Tuy nhiên, sẽ chẳng có dấu hiệu nào trong hai dấu hiệu này có thể xảy ra nếu chưa vào hẳn giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ.

EM BÉ
Hầu hết lớp lông tơ biến mất, có lẽ trừ trên vai bé và ở các nếp nhăn trên cơ thể bây giờ đã mũm mĩm của bé. Móng chân dài đến đầu ngón. Dây rốn dày nửa in-sơ, và có thể bị thắt gút hoặc quấn quanh bé. Nó vẫn còn cung cấp nhiều dưỡng chất cho bé vì bé tiếp tục tăng cân. Một số kháng thể cũng vượt nhau để vào mạch máu bé, tạm thời giúp làm tăng hệ thống miễn dịch cho đến khi nó hoàn thiện. Bé không có khả năng tự tạo những kháng thể này, tuy nhiên, chúng sẽ biến mất trong vòng 6 tháng nữa.

CẮT DÂY RỐN
Giai đoạn thứ ba của việc chuyển dạ là quá trình bong nhau thai. Do trước đó, giữa giai đoạn 2 và 3, dây rốn của bé được kẹp lại và cắt đi. Bé bây giờ là một người độc lập và phải tự thực hiện mọi chức năng của cơ thể mình.

TRỌNG LƯỢNG VÀ CHIỀU DÀI CỦA BÉ
Chiều dài của bé, từ đỉnh đầu đến mông sẽ là khoảng 14 in-sơ (36 cm) và bé sẽ nặng khoảng 7 lb (3250g)

KIỂM TRA SỨC KHỎE CỦA TRẺ SƠ SINH
Ngay khi bé được sinh ra, dây rốn sẽ bị kẹp chặt và cắt đi, và bé sẽ được đặt lên trên bụng hoặc trên ngực bạn để bạn ôm lấy và bắt đầu tìm hiểu. Mặc dù bạn có thể thích bé được lau sạch và quấn kỹ rồi mới trao cho bạn hơn, nhưng sự tiếp xúc trực tiếp giữa hai làn da sẽ làm tăng sợi dây gắn bó giữa mẹ và con (xem trang 88). Sau đó bé sẽ được kiểm tra để xem có khỏe mạnh không.

KIỂM TRA CHỈ SỐ APGAR
Được đặt theo tên bác sĩ người Mỹ đã nghĩ ra nó, đây là một loạt các khám nghiệm mà mọi đứa bé đều trải qua ngay sau khi chào đời và 5 phút sau đó, có thể được thực hiện trong khi bé đang nằm bên cạnh bạn. Nhịp tim, nhịp thở, sự rắn chắc của cơ bắp, màu da và phản xạ sẽ được theo dõi và cho điểm theo thang điểm 10. Điểm 7 trở lên được xem là bình thường. Nếu con bạn nhỏ hơn 7, bé có thể cần được khám nghiệm thêm hoặc trợ giúp đặc biệt.

KIỂM TRA THÔNG THƯỜNG
Việc kiểm tra này thường thực hiện sau khi vợ chồng bạn có một chút thời gian riêng tư với bé. Ngoài những cái nêu bên dưới, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ lật úp bụng của bé xuống và vuốt ngón tay dọc theo xương sống bé để kiểm tra xem có dấu hiệu của tật nứt đốt sống hay không. Bộ phận sinh dục của bé sẽ được kiểm tra xem có bị bất thường gì không. Đặc biệt, hậu môn của bé sẽ được khám để đảm bảo nó thông đúng cách không.

Bụng bé sẽ được sờ để xác định kích thước và hình dáng của các cơ quan nội tạng hoặc để kiểm tra có chỗ nào nhô ra thấy rõ không mà có thể là đặc điểm của rốn bị thoát vị. Trước khi bạn và bé xuất viện, bác sĩ khoa nhi sẽ thực hiện việc khám toàn diện cho bé để chắc chắn bé bú tốt, đi tiêu thường xuyên, và nói chung phát triển khỏe mạnh.

PHỔI VÀ TIM
Tim và phổi bé sẽ được khám để đảm bảo chúng đã phát triển hoàn thiện và đang thực hiện chức năng đầy đủ.

HÔNG VÀ CHI
Bác sĩ sẽ gập và xoay chân bé để chắc chắn hông không bị sai khớp. Ông ấy cũng sẽ đếm số ngón tay và ngón chân.

THÓP ĐẦU VÀ ĐẦU
Bác sĩ cũng đo vòng đầu của bé và khám thóp. Đường nét trên mặt bé cũng sẽ được kiểm tra để xem có bị hở hàm ếch hoặc các khuyết tật khác không.