Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Chọn trường tiểu học cho con


Nguồn: Tổng hợp các nguồn xã hội.
Dù con bạn lên lớp - đồng thời lên cấp học mới ở trong địa bàn nơi bạn đang ở, hay bé chuyển tới một ngôi trường tiểu học mới, hãy xem xét tới những câu hỏi sau đây khi bạn quyết định chọn trường tiểu học cho con mình.


Nguồn: Inmagine


TRƯỚC KHI TỚI TRƯỜNG TIỂU HỌC
Hãy hỏi con bạn xem: "Con muốn trường mới phải có cái gì nhất?". Những đặc điểm gì phù hợp với nhu cầu của con bạn? Con bạn học tập theo phương cách nào? Bé thích làm việc độc lập hay nhóm? Bé có cần thêm sự giúp đỡ hay hỗ trợ đặc biệt nào không? Bé có cần thêm sự trợ giúp nào? Bé có cần một tập thể kỷ luật chặt chẽ hay một môi trường mở và linh hoạt không? Bé nhút nhát hay thích hòa đồng? Điều quan trọng nhất là loại hình trường nào sẽ làm vừa lòng cả bạn và bé?
KHI BẠN TỚI TRƯỜNG TIỂU HỌC
Hãy cân nhắc nếu ngôi trường tốt và phù hợp cho cả trẻ và bạn. Bạn có thể mô tả bé sẽ thành công thế nào khi ở đây? Trường có sự cam kết với những sở thích và phong cách học tập của trẻ không? Trường có giúp bé cảm thấy thêm tự tin và tự lập - xây dựng cho bé những thế mạnh và giúp bé khắc phục những điểm yếu kém theo những phương pháp tích cực? Hay sự tiếp cận phương pháp dạy học của trường sẽ ngăn cản bé tiến bộ trong học tập? Thêm vào đó, cần phải xem xét cả những mối quan tâm thiết thực như sự tiện dụng của các dịch vụ chăm sóc trẻ, khả năng đưa đón học sinh của trường sau giờ học.

Một cái nhìn tổng quát và cảm nhận chung về trường? Nó tạo cho bạn cảm giác ấm áp và lôi cuốn hấp dẫn không? Hay nó là sự lãnh lẹo thờ ơ và chỉ mang danh hão? Những hoạt động và công việc nào được dán trên bảng tin của trường? Đó là các tác phẩm của học sinh hay là các tấm áp phích về tờ báo tường cuối tuần của học sinh? Tất cả các cơ sở vật chất đã cũ hay còn mới? Các trang thiết bị trong phòng tập thể dục thế nào? Nó được sử dụng thường xuyên ra sao? Giáo viên và học sinh có thích chúng không?
Trường có một triết lý giáo dục hay phương pháp tiếp cận giáo dục đặc biệt nào không? Cách tiếp cận đó có dựa theo một chương trình giáo dục đặc biệt nào không? Trường có tận dụng các chương trình đặc biệt hay theo những yêu cầu giáo dục chuyên biệt không? Một số phương pháp đóng vai trò là nền tảng trong cấp giáo dục sớm, giới thiệu học đọc hay những cơ sở toán ban đầu sớm hơn những nơi khác, và nhiều trường học kết hợp các triết lý giáo dục phức tạp. Một số trường lại theo các mô hình giáo dục nhất định như: Phương pháp Montessori, Cách tiếp cận Waldof, Phương pháp kết hợp tư duy thông minh của Tiến sĩ Howard Gardner, Các dạng trí não của Tiến sĩ Mel Levine... những chiến lược cung cấp cho trẻ em các cách học khác nhau, và cả những suy nghĩ và hoạt động khác nữa.
Các lớp học đông đến mức nào? Sĩ số lớp học trong các trường công lập phải theo chuẩn bắt buộc, và chúng sẽ khá khác nhau giữa các khu vực địa phương. Hãy hỏi trường con bạn đang học về sĩ số lớp học trong khu vực bạn đang sống được quy định như thế nào? Nghiên cứu chứng minh rằng trẻ nhỏ học tốt trong lớp có sĩ số 30 hoặc ít hơn, nhưng tại hầu hết các trường công, sĩ số lớp đều vượt hơn con số đó khá nhiều. Vậy nên nếu lớp học quá đông, giáo viên làm sao có thể điều khiển lớp? Trẻ có được làm việc theo nhóm nhỏ không? Học sinh có nhận được sự giáo dục cá biệt hay sự quan tâm đặc biệt không?

Môi trường học tập trông như thế nào? Trẻ học bằng cách hợp tác với nhau trong các nhóm nhỏ hay tự học? Giáo viên chỉ đứng trên bục và giảng bài hay làm việc với học sinh theo các phương pháp chủ động tích cực? Giáo viên sử dụng các mô hình mẫu trực quan sinh động có tốt như sử dụng chữ viết và bảng để giảng dạy không? Trẻ có thao tác khéo léo được với các đồ vật như chúng được dạy không? Sự khác nhau cá biệt (như cách học, thế mạnh môn học) có được giúp đỡ, hay tất cả học sinh bình đẳng trong các hoạt động và có cùng lượng thời gian như nhau? Hãy tự hỏi bản thân bạn: "Con tôi sẽ học được phong cách học phù hợp với phương pháp dạy của trường chứ?
Hình thức trao đổi giữa giáo viên và học sinh? Giáo viên có tạo ra những kết nối thực tế với học sinh của mình không? Học sinh có bị lôi cuốn và kích thích tính tò mò không? Học sinh có những phản ứng nhiệt tình với các câu hỏi của giáo viên không? Có nhiều câu hỏi mở kích thích sự động não của học sinh trong khi trả lời, hay chỉ là những câu hỏi đóng đúng/sai?
Học sinh ở đây học tập như thế nào? Hãy quan sát lớp học và hỏi về các nhiệm vụ, bài tập về nhà. Các bài tập này có sự sáng tạọ và truyền cảm hứng học tập cho học sinh không? Có các bài tập trắc nghiệm không? Loại hình bài tập nào trẻ sẽ thấy hứng thú và có được nhiều lợi ích học tập từ việc hoàn thành chúng?
Các bài nói chuyện về các vấn đề tình cảm - xã hội được thực hiện như thế nào? Trường có những chương trình và hướng dẫn cụ thể giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp và làm việc, thông qua giải quyết các xung đột xã hội không? Yêu cầu nhà trường mô tả phương pháp tiếp cận của họ. Cân nhắc xem điều này có tốt cho con bạn không.

Nội quy và những quy định về bài tập về nhà? Nhiều trường học có nội quy quy định cụ thể liên quan tới mọi thứ, từ "thời gian đi ra ngoài", thời gian tới gặp, làm việc với người có trách nhiệm, cho tới sự trục xuất ra khỏi trường. Hãy yêu cầu được tìm hiểu cụ thể và cân nhắc kỹ càng nếu họ sẽ làm việc với con bạn và bạn. Thêm nữa, cần phải hỏi rõ những quy tắc và quy định về bài tập về nhà. Điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ quên làm bài tập về nhà hoặc không hoàn thành được nó.
Chương trình học được cân bằng như thế nào? Hãy tìm kiếm sự cân bằng theo 3 tiêu chí: lý thuyết, thể thao và nghệ thuật - chương trình dành cho trẻ cần song song thực hiện cả 3 phần này. Hãy tìm hiểu xem bé có được thường xuyên tập thể dục và học vẽ tại các lớp năng khiếu ở trường không, và chúng có những hoạt động gì trong các lớp học đó.
Ngọc Mai mamnon.com