Thuốc tê, thuốc mê là những thứ thuốc trẻ TK sẽ phải chịu đựng thường xuyên cho những lần đi nha sĩ, đi chụp hình... Các phụ huynh trẻ TK luôn quan tâm vấn đề thuốc tê, thuốc mê này. Liệu chúng có ảnh hưởng phụ không? Có gây là tác hại gì cho trẻ TK không? Chưa có nghiên cứu chính thức nào rõ rang về vịêc dùng thuốc tê, thuốc mê trên trẻ TK, vì vậy một bài viết tương đối có giá trị nhất là của cô Sym Rankin, là một y tá và cũng là người mẹ có con TK đang làm việc tại Louisiana, Hoa Kỳ trong khoa thuốc mê. Bài viết này tổng hợp các quan sát của cô Sym từ nhiều hướng khác nhau. (1) Cô Sym nhận thấy sự gia tăng đáng ngại trong việc dùng thuốc mê, thuốc tê cho trẻ TK. Người ta đã chế ra cụm từ "các bệnh nhân nhi khó khăn" để ám chỉ nhóm trẻ TK vì chúng ít chịu cộng tác với bác sĩ, nha sĩ hay y tá. Khi sử dụng thuốc tê, thuốc mê lên trẻ không TK, người ta cân nhắc rất nhiều việc. Nhưng đối với trẻ TK thì người ta thường chỉ quan tâm tới hành vi, làm sao để trẻ hợp tác tốt hơn, giảm ngắn thời gian trẻ phải ngồi đợi khám mà ít để ý tới các vấn đề tiêu hóa, dinh dưỡng của trẻ. (2) Vấn đề thứ 2 là phụ huynh nên theo dõi chặt chẽ việc sử dụng thuốc, nhất là khi con mình đang dùng các thuốc trị tăng động, thiếu chú ý. Cô Sym nói nhiều phụ huynh đã than phiền rằng hành vi của các trẻ TK con họ đã xấu đi sau khi bị dùng thuốc tê/mê. Một số bác sĩ thường sử dụng thuốc để trị hành vi mà ít khi tìm hiểu nguồn gốc của hành vi đó. Một thống kê trên 5.000 trẻ sinh từ 1976 tới 1982 ở tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ cho thấy trẻ từng sử dụng 1 liều thuốc mê thì không sao, nhưng khi sử dụng 2 liều thuốc mê thì nguy cơ bị ảnh hưởng về tri thức tăng gấp đôi trước lúc trẻ được 19 tuổi. Thời gian sử dụng thuốc mê càng dài, nguy cơ càng tăng cao. Thời gian nguy hiểm là thời gian trẻ mới sinh cho tới lúc 4 tuổi: giai đoạn não đang phát triển. Thuốc gây mê nói chung thường có 3 thành phần chính sau: Mỗi bệnh nhân đòi hỏi sự pha trộn khác nhau của 3 thành phần trên. Các thuốc gây mê cũng thường có chất nitrous oxide. Trước đây người ta mặc định chất này an toàn nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy không hẳn như vậy. Nghiên cứu vào năm 2007 của Bác sĩ Victor Baum, các vấn đề về MHTFR mutation và thần kinh là những quan ngại cần để ý tới. Việc thảo luận lợi hại của thuốc mê nói chung và chất nitrous oxide nói riêng đi quá khuôn khổ bài viết. Vậy phụ huynh nên làm gì? Phụ huynh nên chú ý và thảo luận với bác sĩ các vấn đề sau: (1) Hỏi bác sĩ về tác hại của thuốc gây mê, loại có dùng chất nitrous oxide. Hãy để họ giải thích cho phụ huynh trước khi chấp nhận cho dùng. (2) Nói cho bác sĩ biết những vấn đề về tiêu hóa, thuốc đang sử dụng, dị ứng... để bác sĩ quyết định phải sử dụng thuốc mê loại nào, liều lượng ra sao. (3) Hãy nói lên quan tâm của mình về việc cơ thể trẻ TK khó tẩy độc sau khi dùng thuốc mê so với trẻ bình thường. Xin bác sĩ giải thích/giới thiệu các loại thuốc/phương pháp giúp trẻ tẩy độc gan như "activated charcoal, DMG, TMG, methyl B12, methylfolate, Epsom salt baths, Silymarin, Bentonite clay, vitamin A, C, E, Magnesium, Glutathione". (4) Nên xem xét việc gây mê qua đường truyền nước biển thay vì chụp thuốc mê. Các trẻ TK thường bị thử máu nhiều và có thể đã "quen" với kim tiêm. Các bác sĩ gây mê thường mặc định rằng chụp thuốc mê cho trẻ dễ hơn là đưa thuốc mê qua đường máu, nên nếu con bạn chấp nhận việc dùng kim tiêm, hãy cho bác sĩ biết ngay. (5) Nói bác sĩ giải thích cho mình các loại thuốc có thể dùng chung với thuốc mê như acetaminophen, steroid, antiemetics... Chúng là gì, lợi hại ra sao, có nên dùng chung với thuốc mê. (6) Chuẩn bị trước, giải thích cho trẻ TK biết việc gì sẽ xảy ra trước/sau khi gây tê/mê. Hãy nhớ rằng gây mê là để giúp trẻ vượt qua những cuộc phẫu thuật chứ không phải gây mê là cách để người ta làm việc cho nhanh. Nguồn: The Science of Autism & Biomedical Treatments Theo concuame.com |