Đồ chơi thích hợp cho trẻ tự kỉ Attention: open in a new window. Nguyễn Tường Anh, Thạc Sĩ Ngôn Ngữ Trị Liệu, ConCủaMẹ.com Đồ chơi thích hợp cho trẻ TK có hai chức năng, vừa mang lại niềm vui vừa hỗ trợ quá trình phát triển những kỹ năng quan trọng. Trẻ TK thường cần hỗ trợ nhiều để học những kỹ năng mà các bạn cùng tuổi khác có vẻ học được mà không gặp khó khăn nào, và thời gian chơi đùa có thể là cơ hội để luyện them các kỹ năng ấy trong tình thế thư giãn, tách rời mọi áp lực của môi trường học hỏi chính thức. dĩ nhiên, không phải món đồ chơi nào cũng được chọn là có mục đích giáo dục. Mỗi trẻ cần những món khác nhau để vui, để thấy được vỗ về. Chọn đồ chơi thích hợp Kỹ năng giao tế tương tác Giao tế tương tác là kỹ năng mà trẻ TK thường cần hỗ trợ nhất. Những món đồ chơi đòi hỏi phải chơi chung là phương cách hữu hiệu để giúp bé phát triển những kỹ năng như chia chung, chờ đến lượt, bày tỏ ý muốn, và bắt chước. Các trò chơi có bảng (cờ triệu phú, cá ngựa...) cũng rất tốt cho các kỹ năng này, và chúng thích hợp với nhiều độ tuổi, từ mầm non đến tuổi vị thành niên. Với các bé còn thơ mới vừa bắt đầu học chia chung và chờ đến lượt, những trò chơi ngắn và đơn giản sẽ thích hợp hơn. Hãy chú ý dậy từng chút một để tránh làm bé tức giân. Kích thích giác quan Khả năng vận động Vận động thô có thể được đào luyện nếu đồ chơi được chọn khéo. Những trái banh, lưới nhảy, xe đạp, dây nhảy dây... khiến bé vui, và lại tập được kỹ năng phối hợp tay chân và giữ thăng bằng. Những chuyển động này có khả năng kích thích trung tâm ngôn ngữ của não bộ, vì thế các món đồ chơi như trên có thể giúp bé vận động khả năng ngôn ngữ và truyền thông. Chỉ vì... Khi chọn đồ chơi thích hợp cho bé TK chính là cơ hội để bạn thêm vào chút nỗ lực nhắm đến những mục tiêu huấn luyện phát triển và giáo dục, mỗi bé cũng cần có vài món đồ chơi chỉ để vui mà thôi. Quan sát bé khi bé được tự do chọn đồ chơi là cách để bạn biết bé thích gì. Ghi chú những gì bé bị hấp dẫn khi bạn dẫn bé đi mua sắm, hay khi cùng bé xem quảng cáo trên tivi. Bé n ào thích thấy xây dựng, sắp xếp sẽ thích chơi đất sét nặn hay xếp hộp. Bé nào thấy sự đụng chạm thể lý hay đè ép làm mình thoải mái sẽ thích những con thú nhồi bông hoặc búp bê mềm mại để ôm ấp. Những bé hiếu động lại thích các món đồ chơi ngoài trời để sử dụng hết năng lượng qua những hoạt động thể lý. Những bé thụ động có thể thích sách truyện hay thí nghiệm khoa học. Nói chung, nếu bạn để ý đến sở thích của bé khi chọn, bạn sẽ tìm ra món đồ chơi thích hợp. ConCuaMe.com
|