Các lớp kỹ năng sống “bội thu”: Kết quả của… hậu quả! Để giúp học sinh vượt qua chương trình học văn hóa quá nặng nề, hầu hết các trường đã "ưu tiên" thời gian để các em "gạo" bài. Về nhà, phụ huynh cũng "ưu tiên" thời gian để nhồi thêm kiến thức cho con em. Hậu quả, sau một thời gian dài phụ huynh mới giật mình thấy con em mình quá thiếu kỹ năng sống. Vậy là phải tìm chỗ cho con học làm người! Các nữ chiến sĩ nhí của tiểu đội 8 - Học kỳ quân đội dành cho thiếu nhi (6/2010) - Ảnh: P.Huy Bỏ tiền triệu để con biết... gấp chăn màn Anh Tuấn Anh, Q.5 nói: thằng con của tui nào giờ chỉ có nhiệm vụ chính là học và chơi, vì ăn cơm có người dọn sẵn, quần áo đã có máy giặt, nhưng sau 10 ngày tham gia HKQĐ cháu đã biết quét nhà, gấp chăn màn rất đẹp. Bỏ mấy triệu đồng cho con đi học thấy cũng đáng. Chưa dám mong con em mình bản lĩnh hơn, rắn rỏi hơn, nhưng hầu hết PHHS có con tham gia rất mừng. Nhà trường: làm chiếu lệ! Đặt vấn đề như vậy để thấy KNS phải được rèn luyện hằng ngày trong nhà trường, gia đình và trong các hoạt động xã hội chứ không thể chỉ dựa vào các khóa huấn luyện như vừa nêu. Năm nay, số TTN tham gia vào các khóa học do Trung tâm TTN miền Nam dù lên đến hơn 1.000 em và nếu có 100 trung tâm như thế ra đời thì cũng không thể giải quyết nổi "hậu quả" nếu 22,5 triệu HS-SV trong cả nước không được rèn luyện KNS trong cuộc sống hàng ngày. Bà Trần Thị Kim Liên - Phó giám đốc Trung tâm TTN miền Nam, thừa nhận các khóa học ra đời là để "giải quyết hậu quả" của một quá trình dài HS chỉ biết vùi đầu vào sách vở, nhà trường chỉ chú trọng dạy chữ, PH cũng chỉ muốn con tập trung học chữ mà "quên" bồi dưỡng đạo đức, lối sống - cái "gốc" của con người. Học sinh tiểu học của Trung tâm phát triển kỹ năng sống Tìm hiểu vấn đề tại một trường THCS, cô hiệu trưởng trường cho biết: những yêu cầu của ngành giáo dục và của Đội Thiếu niên tiền phong liên quan đến việc rèn luyện KNS rất nhiều. Thế nhưng, khi hỏi, đại bộ phận HS của trường lại không biết hoạt động Đội có cái gì, ai là Tổng phụ trách Đội! Sức lan tỏa của phong trào Đội ở các trường THCS hiện chỉ dừng lại ở các nhóm văn nghệ, nghi thức, thể dục nhịp điệu với mục đích... đi thi. Hiệu trưởng một trường THCS khác lý giải: Tổng phụ trách Đội là giáo viên kiêm nhiệm nên hoạt động Đội đang bị hành chính hóa, xơ cứng, không hấp dẫn. Về chuyên môn, vị hiệu trưởng này cho biết, thang điểm đánh giá thi đua đã gạt hết phong trào để tập trung vào việc dạy-học-thi đạt điểm cao, đạt nhiều danh hiệu. Vì vậy, những nội dung, tiêu chí, hoạt động để rèn KN cho HS chỉ... làm cho có. Phụ huynh cần vào cuộc Ông Trần Khắc Huy - Trưởng phòng HS-SV, Sở GD-ĐT TP.HCM cho rằng, trong ba môi trường giáo dục là gia đình, nhà trường và xã hội thì gia đình bao giờ cũng quan trọng nhất. Vì thế PH cũng cần phải thay đổi suy nghĩ. Thay vì bắt các cháu vùi đầu vào học, hãy dành thời gian cho các cháu vui chơi, tham gia các hoạt động xã hội hoặc phụ giúp cha mẹ làm những việc nhỏ trong nhà. "Nếu gia đình quan tâm, vẫn có thể rèn được nhiều cho trẻ từ những KN cơ bản như tự phục vụ bản thân, biết yêu thương chia sẻ với những người xung quanh, không làm điều xấu...", ông Huy khẳng định. Theo PN |