Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Những giá trị gia đình và vai trò của người cha


Tác giả: Peter Fraenkel


Những giá trị gia đình đang thay đổi. Các gia đình đang ngày một phân hóa đa dạng hơn. Những gia đình đơn thân trở nên phổ biến như những gia đình đôi, 2 bố mẹ cùng nuôi dạy con cũng nhiều như gia đình chỉ có mẹ hoặc bố, những gia đình yên ấm hạnh phúc truyền thống cũng nhiều như những gia đình đã có sự pha trộn, đã cưới cũng như chưa cưới, những gia đình dọn về ở chung với nhau, những gia đình đồng tính hay có cả 2 giới, gia đình đơn sắc tộc hay đa sắc tộc, gia đìnhgồm 2 hay nhiều thế hệ...

Đâu là gia đình lý tưởng cho sự nuôi dưỡng và dạy dỗ trẻ tốt?
Các nhà khoa học cho ta những câu trả lời khác nhau với câu hỏi này. Vấn đề này là một trong những chủ đề gây tranh cãi và được nghiên cứu rộng rãi bởi các nhà tâm lý, gia đình và sức khỏe tinh thần ngày nay. Chúng tôi sẽ trình bày những quan điểm tương quan về một câu hỏi cơ bản: Có tồn tại cái gọi là hạt nhân gia đình "truyền thống" và đặc biệt, sự hiện diện của một người cha trên bình diện sinh học có đặc biệt cần thiết cho sự hạnh phúc của trẻ em?

 

CÓ, đa số các nhà văn, những cuộc nghiên cứu được trích dẫn đều củng cố cho vị trí của họ (Blankenhorn, l995, Popenoe, 1996). Họ tin rằng những chức năng sau được thực hiện tốt nhất bởi các ông bố bà mẹ đã cưới và sống cùng nhau:
Người cha cung cấp những hình mẫu vai trò cho con trai họ học hỏi trở thành một người đàn ông thực thụ, những cô con gái cần người cha để học về người đàn ông đóng vai trò ra sao trong cuộc sống của họ.
Người cha đóng vai trò quan trọng hơn so với người mẹ để hạn chế và khắc phục các cậu bé có xu hướng bạo lực và có những hành vi phản kháng xã hội.
Các ông bố làm tốt hơn so với các bà mẹ trong việc dạy cả con trai và con gái các bài học về sự quyết đoán, trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ, và cung cấp tốt hơn những điều kiện hình thành kinh nghiệm cho con gái về giới hạn của sự phát triển, về những điều cần biết trong quan hệ với bạn trai, sự tin tưởng và thậm chí là nữ tính.
Những người cha có cách chơi khác với con nhỏ - họ có nhiều lợi thế về thể chất: họ thách thức và bồi dưỡng sự độc lập nhiều hơn so với người mẹ, và những đứa con thích cách cha của chúng chơi với mình hơn.
Tóm lại, những người ủng hộ quan điểm về vai trò thiết yếu của người cha cho rằng những đóng góp xây dựng của mẹ - bố có sự liên kết về mặt tính dục, với bà mẹ thường nhấn mạnh về mặt kết nối, sự liên kết, quan tâm, an toàn và chăm sóc, và những ông bố nhấn mạnh quyền tự chủ, hành động, giải quyết rủi ro và tuân theo luật lệ.


Sự hiện diện của một người cha sinh học có thực sự quyết định hoàn toàn sự hình thành phát triển ở trẻ?
KHÔNG, những nhà nghiên cứu bình luận về vai trò quan trọng của người cha nói, họ tin rằng những ông bố có vai trò quan trọng, nhưng không phải là quyết định hoàn toàn. Trên thực tế, họ tin rằng các hình thức đa dạng của gia đình có thể cung cấp môi trường lành mạnh cho trẻ em (Silverstein & Auerbach, l999; Stacey, 1996). Theo quan điểm này, không phải vấn đề vai trò của ai trong gia đình, mà là gia đình cung cấp hỗ trợ cho trẻ em cái gì trong sự chăm sóc của họ. Những người ủng hộ về cái chúng ta sẽ gọi là quan điểm "gia đình đa dạng" tạo nên những quan điểm sau:
Họ tin rằng tác động của sự khác biệt giới trong việc nuôi dạy con đã không được tính đến trong các nghiên cứu. Một siêu phân tích của 171 cuộc khảo sát so sánh sự nuôi dưỡng của cha và mẹ đã tìm thấy một vài ý nghĩa khác biệt nhau đáng kể (Lytton & Romney, l991). Các nghiên cứu được trích dẫn bởi những người ủng hộ sự cần thiết vai trò người cha có thể được giải nghĩa theo nhiều cách, và một vài sự khác biệt được quan sát thấy có thể do nguyên nhân khác hơn là thiếu sự hiện diện của một người cha sinh học. Một ví dụ: một phát hiện cho thấy trẻ em có thể đạt được nhiều thành quả hơn ở trường khi những người cha của chúng tham gia vào các hoạt động cơ bản hoặc khi họ trực tiếp tham gia vào các hoạt động giáo dục như hướng dẫn bài tập về nhà, trẻ học tốt hơn có thể do sự ảnh hưởng tích cực của cha; hoặc các ông bố tham gia nhiều hơn ngay khi con mình thể hiện những phẩm chất và khả năng đầu tiên; hoặc có cả 2 bố mẹ nhiều hơn chỉ 1 bố hoặc mẹ ở nhà - điều đó làm giảm căng thẳng lên bố mẹ và có nhiều sự quan tâm dạy dỗ hơn tới con; hoặc nguồn tài chính đảm bảo lớn hơn, kết quả là sự tiếp cận tới các nguồn tài nguyên giáo dục tốt hơn. Tương tự, quan điểm rằng đa số trẻ em thích chơi với bố nhiều hơn so với mẹ có thể do những phong cách chơi khác nhau hay trẻ nhìn thấy bố chúng ít hơn, do vậy với chúng người cha là một cuốn tiểu thuyết kích thích trí tò mò hơn.
Các nhà phê bình theo quan điểm sự nhất thiết cần thiết của người cha thường tranh cãi rằng quan điểm này thường lờ đi hay giảm thiểu tối đa sự tác động của các nhân tố khả biến quan trọng. Ví dụ, nhiều nhân tố tiêu cực lên trẻ được quy cho sự thiếu người cha có thể chứng minh thực tế, trẻ em trong những gia đình đơn thân thường chịu đựng nhiều sự thiếu thốn nghiêm trọng hơn so với những đứa trẻ có cả mẹ và bố. Thêm vào đó, không thể chứng minh rõ ràng rằng liệu sự tham gia của bố hay của mẹ ảnh hưởng nhiều hơn tới trẻ, vì sự gia tăng tham gia thường xuyên của cha mẹ đồng thời gia tăng sự tham gia thường xuyên của bố. Những nhà phê bình thường cho rằng cha dượng bị đổ lỗi một cách bất công cho tác nhân gây ra những lo lắng, căng thẳng không có trước khi họ đến, như những xung đột trong hôn nhân trước ly hôn, tác động suy giảm đáng kể tình trạng kinh tế, di dời chỗ ở, mất liên hệ bạn bè, chuyển trường và nhiều sự gián đoạn khác khi những người cha sinh học không làm tròn trách nhiệm của họ sau ly hôn.

Vài kết luận về cuộc tranh cãi
Cả 2 quan điểm đều đồng ý rằng những gì các ông bố thường xuyên làm khá quan trọng với con mình. Cho dù kỹ năng làm cha đã hoàn toàn được học hay là bản năng nền tảng, nó bao hàm ý nghĩa trách nhiệm nuôi dạy con cái hơn là người cha sinh học có thể học và ban hành những hành vi cho con.
Một quan điểm mở đang thịnh hành trong các tài liệu phổ biến hiện nay gợi ý rằng vai trò cha mẹ là có thể thay thể cho nhau, rằng không phải cha hay mẹ là nhân tốt quan trọng thiết yếu đơn nhất. Những cuộc nghiên cứu (Amato & Rivera, l996) gợi ý rằng trẻ làm tốt nhất khi chúng có được mối quan tâm chăm sóc phù hợp với ít nhất một người lớn chịu trách nhiệm và rằng sự phát triển tối ưu cho trẻ được kết hợp với nhóm cụ thể những hành vi của cha mẹ, bao gồm:
• thể hiện cảm xúc
• có trách nhiệm với nhu cầu của trẻ
• khuyến khích hành vi cư xử tốt của trẻ
• luôn đem tới sự hỗ trợ mỗi ngày
• luôn giám sát
• áp dụng các kỷ luật không cưỡng bức, ép buộc
• là tấm gương của những hành vi tích cực.
Tóm lại, sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của trẻ em có thể đơn giản là tùy thuộc vào sự hiện diện hay vắng mặt của một vài yếu tố tác động mạnh lên cuộc sống của trẻ: kinh tế ổn định, tiếp cận các nguồn giáo dục trong và ngoài gia đình, sự khích lệ để vươn tới, sự tham gia của mẹ, của bố hay cả 2, những xung đột không mang tính chất xây dựng giữa bố mẹ chúng.

Ngọc Mai mamnon.com