Cẩm nang du lịch ngày hè cùng bé yêu Du lịch là một hoạt động giải trí lành mạnh và nhiều niềm vui, nó giúp bạn trải nghiệm thế giới bên ngoài. Khi chiêm ngưỡng cảnh đẹp, nhãn quan lẫn tâm hồn sẽ được thưởng thức những "đại tiệc hình ảnh" của thiên nhiên kỳ thú. Hơn nữa du lịch còn là một cơ hội cha mẹ giáo dục kỹ năng cho trẻ, lý giải cho chúng nhắc thắc mắc về sự vật, hiện tượng trong đời sống và mối quan hệ gia đình càng gắn bó hơn.
Ngày hè, là thời điểm mà trẻ em được gác lại sách vở để vui chơi, du lịch cùng gia đình. Vậy cha mẹ đã chuẩn bị những gì cho trẻ khi đi chơi xa? Phương tiện di chuyển Hầu hết các chuyên gia Nhi khoa đều khuyên bạn không nên cho con đi du lịch bằng máy bay nếu con bạn chưa đủ sáu tuần tuổi. Khi còn quá nhỏ cơ thể em bé sẽ dễ bị tổn thương, đặc biệt là những lúc máy bay cất cánh hoặc hạ cánh. Đi du lịch trong nước, dù đi xe hơi hay máy bay, bạn cũng cần dán hoặc cho bé uống thuốc chống nôn nếu bé có biểu hiện say xe, tùy theo thể trạng, độ tuổi mà bạn cho bé uống 1/2 hoặc 1/4 viên thuốc. Xếp theo hành lý xe địu hoặc xe đẩy du lịch cất vào trong xe để tiện việc mang bé dạo chơi cùng. Vật dụng cá nhân: Chuẩn bị một túi nhỏ đựng các thứ lặt vặt cần thiết như kem chống hăm, khăn giấy ướt, dầu chống muỗi, kem chống nắng, kem thoa côn trùng đốt, tã giấy, phấn rôm... Dụng cụ y tế: Mỗi vùng quê đều có đặc thù khí hậu riêng, khi thay đổi môi trường sống đột ngột cũng khiến trẻ dễ mắc một số chứng bệnh cảm sốt, sổ mũi, nhức đầu... Vì thế nên mang theo bông băng, dầu nóng, thuốc hạ sốt, miếng dán hạ sốt, nhiệt kế, thuốc ho, tiêu chảy, oresol, kháng sinh bé thường dùng... và số điện thoại của bác sĩ quen để nhờ tư vấn kịp thời. Để tránh bị nhân viên Hải quan nơi đến tịch thu thuốc, phải giữ thuốc nguyên hộp với đầy đủ nhãn hiệu. Nên đựng thuốc trong một túi nhỏ và không gửi kèm trong những "hành lý gửi" vì dễ bị mất hoặc hư hỏng.
Bé sẽ an toàn và dễ chịu hơn dưới nắng hè khi có giường che tiện dụng như thế này. Ảnh: Images.
Một số bệnh thường gặp khi du lịch ngày hè Tiêu chảy: Nếu trẻ có biểu hiện đau bụng, ói mửa và đi tiêu nhiều thì có thể bé uống bị tiêu chảy, sơ cứu tạm thời là phải uống bù đủ nước và muối khoáng (với viên sủi hay bột Oresol), nước trái cây tươi, nước khoáng và dùng thuốc cầm tiêu chảy (như loperamid hoặc immodium 2 viên, sau mỗi lần đi ngoài uống thêm 1 viên, liều tối đa 8 viên/ngày) và ăn loãng đầy đủ chất dinh dưỡng. Sau đó đưa bé đến trạm y tế gần nhất. Dị ứng thức ăn: Cẩn thận khi dùng các thực phẩm mới lạ, nên chú ý sử dụng các gia vị có tính ấm nóng và kích thích tiêu hóa như tỏi, gừng, hạt tiêu...Tuyệt đối không ăn những thực phẩm đã biến chất; hoa quả và rau xanh phải được rửa sạch trước khi dùng. Không ăn các thức ăn tái, gỏi, hạn chế ăn các loại hải sản, đặc biệt là trẻ nhỏ vì bụng trẻ thường yếu, việc tiêu hoá sẽ rất khó khăn.
Mắt kính bơi và kem chống nắng là 2 thứ mà bé cần khi đi du lịch biển. Ảnh: Images.
Đề phòng bất trắc: Với những bé lớn hơn hai tuổi, làm một cái card nhỏ có ghi số điện thoại liên lạc của ba mẹ đeo vào cổ tay hoặc cho vào túi bé để phòng khi bé đi lạc, những bé độ tuổi này rất hiếu động nên dễ đi ra khỏi vòng kiểm soát của bạn. Nếu đi du lịch nước ngoài, bạn nên biết: Luật pháp quy định tất cả trẻ em (kể cả trẻ sơ sinh) đều phải có hộ chiếu hay mã số được chấp nhận khi nhập cảnh. Vậy nên, mang theo bản sao giấy khai sinh là một ý tưởng tốt kể cả khi bạn đi du lịch trong nước. Độ tuổi nào bé mới được đi máy bay? Hàng không Việt Nam quy định: Không chấp nhận vận chuyển các bé dưới 14 ngày tuổi còn các hãng hàng không trên thế giới không chuyên chở các bé dưới 1 tuần tuổi. Các bé mặc bệnh bẩm sinh (tim, hô hấp...), sinh non, thiếu tháng, trọng lượng không đảm bảo hay sống phụ thuộc các thiết bị hỗ trợ bị từ chối nếu mua vé thường. Các trường hợp đặc biệt này cần có sự thỏa thuận riêng đối với các hãng hàng không để nhận sự hỗ trợ đặc biệt. Tốt nhất bạn nên chờ ít nhất 2 - 3 tháng sau sinh mới nên cho bé đi máy bay. Khi đó, hệ thống miễn dịch của bé đủ sức chống lại được những sự thay đổi của môi trường lạ và bạn cũng đỡ vất vả hơn khi chăm sóc bé. Nếu cần thiết phải bay, hãy cho bé đi khám sức khỏe trước 2 tuần.
Những bé dưới 14 ngày tuổi sẽ không được đi máy bay. Ảnh: Images.
• Bông để bịt lỗ tai bé, túi đựng (nếu bé nôn trớ). • Mang nhiều bình sữa dự phòng, múm vú giả (nếu bé đang bú) Các bà mẹ cần đặc biệt lưu ý những gì? Bạn cần liên hệ với các tiếp viên trước để nhận được sự giúp đỡ trên máy bay. Hiện nay có quy định: Không được mang quá 100ml nước (chất lỏng) lên máy bay. Khi cần làm nóng sữa, bạn nên nhờ sự giúp đỡ của các tiếp viên. • Để tránh cho bé ù tai khi máy bay cất và hạ cánh, hãy cố cho bé bú hoặc cử động hàm trước đó. • Bạn cần mang thêm sữa, bột ăn liền phòng khi máy bay bị hoãn do thời tiết xấu. • Để khỏi phải chờ lâu khi toilet trên máy bay quá đông mà bạn cần thay bỉm cho bé, bạn nên mang thêm những chiếc khăn giấy dẻo, dày; trải xuống sàn máy bay để thay cho bé. • Nên mua túi nôn ở các trung tâm y tế có miệng to vì túi nôn ở trên máy bay là túi giấy. Bạn mở được túi ra thì bé đã nôn rồi. • Bạn nên mang nhiều bình và núm vú giả đã tiệt trùng ở nhà. Vì không phải lúc nào nhà vệ sinh trên máy bay cũng đảm bảo vệ sinh. • Cần phải mang quần áo ấm cho bé vì trên cao nhiệt độ sẽ thấp hơn khiến bé bị lạnh. • Bé thường ngủ ít khi đi máy bay, bạn nên chọn giờ đi trùng với giờ ngủ của bé nếu có thể. Thiết lập nguyên tắc đi chơi: Đừng cho bé ngủ quá khuya. Các bé nhỏ khi mệt hãy để bé ngủ ngay trong địu hoặc xe đẩy, cho bé ăn đúng giờ và điều độ. Đi du lịch với con không chỉ để vui mà còn là dịp cho bé tập làm quen, tập thích nghi với sự thay đổi môi trường, thức ăn.... Vì vậy đừng cố làm cho con cảm thấy mọi thứ đều "như ở nhà". Do nhiều thay đổi nên thông thường bé sẽ bị sụt cân nhưng không đáng kể, khi trở về, với chế độ ăn uống bình thường, bé sẽ nhanh chóng lấy lại "phong độ".
Theo WTT
|