Dạy Internet cho trẻ em: Câu chuyện từ nước Mỹ "Hãy suy nghĩ kỹ về những gì các em sẽ tung lên mạng" Các học trò của ông Jenkin "có khả năng bộc lộ bản thân khi trước mặt chúng chỉ là một cái máy tính. Ông nói: "Chúng không nghĩ là người khác sẽ đọc được những gì chúng gõ vào máy." Làn sóng lo ngại đầu tiên của các bậc phụ huynh về mạng Internet chủ yếu xoay quanh vấn đề an toàn và nguy cơ con mình gặp phải kẻ xấu trên mạng. Về sau, lo ngại này nhường chỗ cho những lo ngại khác về cách đối xử trên mạng của trẻ em đối với bạn bè cũng như đối thủ, và hồ sơ trên mạng của chúng sẽ để lại ấn tượng gì đối với ban quản lý đầu vào tại các trường đại học hay các nhà tuyển dụng tương lai. Những vụ việc như vụ tự tử gần đây của một nữ sinh năm đầu tại trường cấp 3 South Hadley tại Massachusetts sau khi bị bắt nạt trên mạng và tại trường đã củng cố niềm tin rằng rất nhiều trẻ em dường như vẫn chưa ý thức về khả năng ngầm của Internet trong việc biến những biểu hiện vốn điển hình trong tuổi mới lớn - chơi theo nhóm, thích thể hiện, tán tỉnh, hay những quan điểm về rượu bia và chất kích thích - thành những gì không chỉ phổ biến, mà còn có ảnh hưởng lâu dài. Kevin Jenkins cố gắng dạy các học sinh tiểu học suy nghĩ kĩ về các hành vi trên mạng để tránh gặp rắc rối (Ảnh: NYT) Trường hợp của South Hadley đã khiến một số bang tại Mỹ nghiên cứu lại các luật chống xâm phạm của mình, nhưng trong khi có tới hơn 40 bang đề cập tới vấn đề này, họ có xu hướng tập trung vào hình phạt chứ không phải cách đề phòng. Năm nay, ông Jenkin đã bắt đầu sử dụng các bài học từ Common Sense Media, trang web nhắc nhở học sinh suy nghĩ kĩ về những chúng tung lên mạng phòng khi sự cố xảy ra. Common Sense được hỗ trợ tài chính chủ yếu bằng tiền của tổ chức, và sẽ cung cấp một chương trình giảng dạy miễn phí cho các trường mùa thu này để hướng dẫn học sinh cách hành xử trên mạng. Thành phố New York và Omaha đã quyết định áp dụng chương trình này; Denver, Washington, Florida, Los Angeles, Maine và Virginia còn đang xem xét đề xuất này. Internet và quyền kiểm soát thông tin Các lớp học của Common Sense được thiết kế dựa vào một nghiên cứu của Howards Gardner, một giáo sư chuyên về tâm lý và giáo dục của Harvard. Bài giảng được nhóm theo những chủ đề mà ông gọi là "ranh giới sai phạm đạo đức": danh tính (cách bạn hé lộ về bản thân trên mạng?); tính riêng tư (cả thế giới có thể đọc được những gì bạn viết); quyền sở hữu (hiện tượng sao chép, mô phỏng các công trình sáng tạo); sự đáng tin (nguồn thông tin chính thống); và tính cộng đồng (tiếp xúc với những người khác). Các học sinh lớp 6, từ trái sang, Aren Santos, Victor Huynh và Carlos Duran, tham gia vào một hoạt động về quyền công dân kỹ thuật số tại trường tiểu học Anthony Spangler tại Mipitas, California. Raquel Kusunoki, một giáo viên lớp 6 tại Sprangler, gần đây đã đề nghị ông Jenkins, giờ giữ cương vị chuyên gia công nghệ giáo dục, dạy các lớp của Common Sense cho học sinh của mình. Lớp học lắng nghe ông Jenkins kể câu chuyện về một cô bé tức giận khi bố mẹ tra hỏi về những chi tiết trong nhật ký trên mạng của cô bé. Em Lucas Navarette, 13 tuổi, hỏi: "Họ có quyền gì mà đọc những điều riêng tư của cô ấy chứ?" "Có lẽ họ lo lắng", một nữ sinh rụt rè tên là Morgan Windham gợi ý. "Những thứ đó đều công khai mà!" Aren Santos cãi. "Được rồi, nếu đó là một cuốn sổ nhật ký cá nhân và họ lôi ra đọc trộm, bạn có vui không" Lucas hỏi. "Thấy chưa, họ không có quyền mà!" Ông Jenkins hỏi cả lớp liệu có sự khác biệt nào giữa một cuốn sổ nhật ký cá nhân và một nhật ký trên mạng hay không. Nhưng cả lớp không thể đưa ra câu trả lời thống nhất. "Em sẽ chỉ giữ nhật ký cho riêng mình và chỉ tâm sự với những người thực sự rất thân với em thôi," Cindy Nguyen nói sau giờ học. "Chúng em muốn có không gian cá nhân và riêng tư." Điều này làm mờ nhạt ranh giới giữa không gian chung và cá nhân mà Common Sense đang cố đề cập tới. "Cảm giác dễ bị tổn thương mà các em học sinh cấp ba thường gặp phải, nghĩ rằng họ có thể kiểm soát mọi thứ, trước khi Internet ra đời, quyền kiểm soát đó có thể đúng phần nào," Ted Brodheim, đứng đầu ban thông tin của Sở Giáo dục thành phố New York, phát biểu. "Tôi không nghĩ là các em hoàn toàn hiểu rõ điều đó khi chúng đưa ra một số quyết định, chúng khó mà lấy lại những gì đã qua." Những tình huống Common Sense đưa ra hoàn toàn dựa vào thực tế, và đòi hỏi sự tham gia của học sinh. "Nếu bạn muốn đứng lên và giảng về quyền sở hữu trí tuệ, điều này không có ý nghĩa gì cho các em cả". Đó là tuyên bố của Constance M. Yowell, giám đốc giáo dục của Tổ chức John D. và Catherine T. MacArthur, tổ chức hỗ trợ tài chính cho Common Sense. Nhưng một số chuyên gia trong giới truyền thông lại cho rằng nếu chỉ chú trọng vào các vấn đề xã hội, Common Sense sẽ lơ là những vấn đề nghiêm trọng hơn mà trẻ em đang đối mặt trên mạng. "Chúng ta không thể tuyên truyền về những vấn đề của trang Web chỉ xoay quanh con người và các mối quan hệ," Joseph Turow, giáo sư tại Trường Thông tin thuộc Đại học Pennsylvania nói. Ông nói thêm rằng trẻ em nên học những thứ như cookie hay virus là gì, và các tập toàn kiếm lời như thế nào từ việc đánh dấu khách hàng trên mạng. "Lặng người sửng sốt"
Bà nói: "Những rắc rối các em gặp phải với chúng bạn, hay khi nhảy vào trang web của ai đó và gửi một tin nhắn. Các em đôi lúc không biết làm cách nào để giải quyết các vấn đề xã hội và tình cảm nảy sinh trong quá trình này." Ngồi kín cả một lớp dạy toán ở tầng một, các bậc phụ huynh lắng nghe giáo viên Bill Jennings nói về những bài học ông đang thử nghiệm. Trước mặt Xơ Wachter và các phụ huynh, rất nhiều người trong số họ theo đạo Thiên chúa, ông tung ra một ví dụ về một tin nhắn trên mạng xã hội mà các nữ sinh có nguy cơ đọc phải về một nữ sinh mới: "Amy là đứa con gái hư hỏng; mẹ nó là gái làng chơi." Các vị phụ huynh lặng người sửng sốt. "Nếu tôi nghĩ ra năm tình huống cho Maya, có lẽ chúng sẽ khác như vậy rất nhiều - bọn trẻ không hề gọi mẹ của bạn mình là điếm," bà Sheila Chatterjee, mẹ của một học sinh lớp 7 nói. "Nhưng đây là thứ ngôn ngữ các em nghe được," ông Jennings nói. "Đó là điều xác thực," bà Chatterjee đồng tình. Shirin Oshidari, phụ huynh của một nam sinh lớp 7, nói bài học rất hiển nhiên. "Đối với tôi, đây chính là cách hành xử giữa các cá nhân. Tất cả những gì các em viết ra, trường đại học các em muốn vào sẽ đọc được. Và nhà tuyển dụng cũng sẽ đọc được những thứ đó." Jaime Dominguez, Hiệu trưởng trường nam sinh, nói: "Cái khó là ở chỗ, là người lớn chúng ta nhìn thấy mối liên quan đó. Bọn trẻ thì không." |