Nuôi dạy trẻ, một nghề tưởng nhàn nhã, song thực ra lại vô cùng vất vả. Và hấp dẫn.dường như sẽ chỉ còn là kỉ niệm, những kỉ niệm 1 ngày quên rửa mặt, cả ngày không được nằm, cả ngày không chợp mắt, những kỉ niệm vất vả nhọc nhằn, cao quý.....Thế nhưng sẽ chỉ còn là kỉ niệm với bản thân tôi, gia đình tôi và các con sau này của tôi. Tôi rất yêu chúng, nhớ chúng nhiều lắm , nhớ những chuyến đò đưa lũ trẻ qua sông....những đứa con cho cuộc sống mai sau.... • Một ngày tập làm...mẹ 12 cô gái đều thực tập ở trường mầm non . 5 giờ 30 phút đã dạy để đạp xe đến trường cho kịp đón cháu trước 7h. Cho các cháu chơi, tập thể dục buổi sáng, dạy học, cho ǎn, đi ngủ trưa rồi lại ǎn, chơi... trả cháu. Những cô gái trẻ chân nam đá chân chiêu về kí túc lúc 7h tối. - "Ôi trời! Tụi mình không còn thời gian để ngó vào xem gương mặt mình ra sao nữa (!) - Cô bạn Yến líu lo. Nhìn các cô gái trẻ mǎng, nét mặt còn phúng phính dang tay đón các con vào lòng nâng niu mà thấy khâm phục. Bốn cô thực tập cùng hai cô giáo quản lý một lớp trên dưới 50 cháu mà không ai kịp thở. Học chạy như con thoi trên gian nhà chừng 50m2, miệng nói liên tục với đủ cường độ, âm sắc, tay thu vén mọi việc. Chỗ này xếp hình chỗ kia đánh lộn, thỉnh thoảng lại có tiếng gọi leo lẻo: "Cô ơi, con đi vệ sinh", "Nhiều lúc mệt mỏi phát khóc" Nguyệt tâm sự rồi quay sang lau mặt cho một đứa trẻ đang khóc, mắt mũi tèm lem: "Thôi nào, cô thương, cô sẽ phạt bạn Vũ nhé - Con giỏi lắm, nín đi nào. Nhìn kìa, bạn Hải xếp hình đẹp quá. Con có thích không. Con lấy ra đây hai cô cháu mình xếp nhé!". Đứa trẻ xà xuống đống đồ chơi quên phắt cả khóc. Nguyệt lại cao giọng: "Vũ đâu...". phó chủ nhiệm khoa GDMN cho biết "Nhà trường mới tiến hành đào tạo cô nuôi dạy trẻ được ba khoá. Sinh viên được học toàn thiện từ lí luận đến thực hành. Chúng tôi cố gắng tạo mọi điều kiện cho các em nắm vững tâm lý trẻ, nuôi dạy và chǎm sóc trẻ đạt hiệu quả cao". Tuy nhiên, theo cô Hoà, (giáo viên dạy nhạc thường xuyên đưa sinh viên đi thực tập), thấy rằng: "Sinh viên được đào tào thiên về lí luận, chỉ có thể làm tốt công tác quản lý chức kỹ nǎng chǎm sóc trẻ trên thực tế không thể bằng sinh viên các trường trung cấp mẫu giáo và cao đẳng sư phạm được hơn nữa các em hầu hết ở tỉnh xa về nên giao tiếp xã hội còn chưa được mềm dẻo, lưu loát". Để có được lời ǎn tiếng nói dịu ngọt và kiến thức làm mẹ, làm cô, họ đã phải cố gắng rất nhiều. Vì thế điểm chấm cho giờ tập dạy của các cô rất thấp: 5, 6 điểm là nhiều còn đôi người phải giảng lại trong khi các khoa khác điểm thực tập toàn 8, 9. Công việc soạn giáo án của họ giống như làm nghệ thuật: Đó là cả một câu chuyện ngộ ngĩnh, vui vẻ. "Các con đã ngắm sao trên trời chưa? Rồi ạ ! Sao lấp lánh lung linh rất đẹp phải không nào. Thế các con làm gì trong đêm rằm trung thu. Rước dèn à? Đúng rồi, các con giỏi lắm. Cô khen cả lớp nào (cả lớp vỗ tay). Hôm nay cô sẽ dạy các con bài "Rước đèn ông sao" để chúng ta cùng hát trong đêm trung thu nhé!".. • Những nỗi buồn trong niềm vui "Nghe tụi trẻ xưng "con" lúc đầu buồn cười lắm, sau rồi thấy hay. Hạnh phúc nhất là khi đứa trẻ kéo mình ra một góc len lén cho mình một cái kẹo hoặc qủa ô mai. Chỉ thế thôi nhưng mình biết tụi nó quý mình lắm". Trong cơ chế thị trường, mọi người bung ra kiếm ǎn làm ngoài...thì những sinh viên khoa Giáo dục Mầm non vẫn lặng lẽ tần tảo gom nhặt kiến thức cho mình để hiểu trẻ, yêu trẻ và nuôi dạy chúng thành người. Cám ơn bạn DL đã cho tôi 1 khoảnh khắc để nhớ lại những niềm vui mà từ trong công việc khó nhọc ấy tôi đã chưa kịp nhận ra.....nhưng giờ đây, tôi nhớ chúng biết bao. tôi nhớ những chiếc má đỏ hồng hào mịn màng mà mỗi khi mệt mỏi tôi lại......cắn 1 cái..... Theo NGỌC THU |