Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Câu 2: Làm sao để giảm bớt khuynh hướng sử dụng biệt ngữ ở trẻ?


2/ "Xin chào. Con trai tôi năm nay được 5 tuổi và được chẩn đoán là mắc chứng tự kỉ. Khả năng ngôn ngữ của bé đang diễn tiến rất thuận lợi nhưng bé vẫn còn sử dụng biệt ngữ trong lời nói, mặc dù chứng nhại lời của bé đã biến mất từ năm ngoái. Các chuyên viên có thể nào cho tôi một lời khuyên là tôi phải làm gì để giảm bớt khuynh hướng sử dụng biệt ngữ của bé. Điều này đang cản trở rất nhiều đến khả năng tương tác xã hội và làm giảm sự tự tin của bé khi nói chuyện với người khác. Tôi không nghĩ nó liên quan đến sự lo lắng như đã được đặt ra trong giả thiết vì hiện tượng sử dụng biệt ngữ xảy ra trong các trường hợp mà bé hoàn toàn thoải mái, trong chính môi trường quen thuộc của bé và dựa trên chính ngôn từ mà bé phát ra. Xin cám ơn rất nhiều." VE

Trả lời: Tiến sĩ. Pam DiLavore, Trưởng khoa trị liệu tâm lí giáo dục, trung tâm Raleigh TEACCH

Chứng sử dụng biệt ngữ và nhại lời đều là những hiện tượng rất thú vị. Trong một lúc nào đó, những người làm việc với trẻ em mắc chứng tự kỉ đều nghĩ rằng chứng sử dụng biệt ngữ và nói nhại đã làm cho bọn trẻ mất đi khả năng diễn đạt một cách tự nhiên và cởi mở. Nhiều cuộc nghiên cứu đã qua đều cho thấy một điều rằng các cách sử dụng biệt ngữ và nói nhại có thể là một phần quan trọng trong quá trình học tập cách sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp.

Thông thường khi trẻ tuôn ra một tràng biệt ngữ thì chúng ta có thể nghe thấy một số từ mang ý nghĩa nằm rải rác ở đâu đó trong câu. Khi trẻ lớn lên và hiểu thêm nhiều về mối quan hệ giữa âm thanh và câu chữ và giữa câu chữ với ngữ nghĩa, thì chúng tôi thường thấy trẻ bớt sử dụng biệt ngữ hơn và thay vào đó là nhiều câu từ dễ hiểu. Giả thiết của tôi sẽ là suy nghĩ về phương thức tốt nhất và thiết thực nhất để cho con bạn có thể giao tiếp ngay bây giờ. Nếu bé sử dụng các ngôn từ thường xuyên không được cởi mở, bạn có thể sử dụng tranh ảnh để gợi ý về những chủ để mà bé đang nói đến hoặc từ mà bé muốn sử dụng. Điều này rất khác với việc sử dụng tranh ảnh làm hình thức giao tiếp chính như nhiều đứa trẻ khác đã thực hiện; đúng hơn là; tranh ảnh là những sự gợi ý trực quan nhằm giúp gợi ý ngôn ngữ lời nói. Điều quan trọng nhất là phải hình thành một hệ thống giao tiếp mà thật sự thiết thực dành cho con bạn. Theo thời gian, bạn có thể dựa vào hệ thống đó và phát triển hơn nữa ngôn ngữ bằng lời nói.

Trong thời gian này, bạn có thể đáp lại các câu biệt ngữ nếu bạn muốn đối với bất kì sự đàm phán xã hội nào khác. Nếu bạn hiểu được ẩn ý mà bé gắn vào các câu biệt ngữ là gì thì hãy thì hãy đáp lại ý đó như thể bé đã sử dụng những từ bình thường. Nếu bạn không thể nói hoặc nếu như không có ẩn ý nào kèm theo trong câu thì bạn hãy đáp lại bằng một thái độ vui nhộn và dễ gần gũi cũng như cố gắng khuyến khích những người khác làm điều tương tự như vậy.

Nếu bạn muốn tìm hiểu về sự phát triển ngôn ngữ đối với trẻ mắc chứng tự kỉ, thì bạn có thể tìm đọc tài liệu nghiên cứu của Tiến sĩ Dr. Barry Prizant.

<!-- /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0in; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:8.5in 11.0in; margin:45.0pt .75in .5in .75in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} -->

Theo http://www.do2learn.com/disabilities/asktheexperts/overviewmain.htm

Đình Quang mamnon.com