Hồ nào cũng quá tải! Tại hồ bơi 70 Bà Huyện Thanh Quan, quận 3, chị Hồng Anh - cho con đi bơi tại hồ này - cho biết, hồ bơi người lớn và trẻ em nằm cách nhau một bức tường và khoán cho một người cứu hộ trông coi. Tuy nhiên, hiếm khi mới thấy người này xuất hiện. Tại hồ Kỳ Đồng, ông Trần Đình Dũng - Phó chủ nhiệm thường trực hồ bơi - cho biết, mỗi ngày hồ bơi có khoảng 1.500 lượt khách đến bơi. Nếu chiếu theo quy định an toàn của hồ bơi như 3m2/người ở chỗ sâu và 2m2/người ở chỗ cạn thì chắc chắn 100% hồ bơi đều vi phạm. Đó là chưa kể đến nước đục, bẩn và các nhân viên hồ bơi phải bổ sung thường xuyên lượng clo làm nước hồ bơi trở nên nồng nặc mùi hoá chất này. Nhiễm bệnh vì đi bơi Khi hỏi số lượng về hồ bơi trên địa bàn TP hiện nay, bà Ngân cũng chỉ đưa ra con số khoảng 100, vì hồ bơi trực thuộc TP, quận thì dễ nắm, nhiều hồ bơi của cá nhân, khách sạn 4 - 5 sao thì chưa thấy thống kê của cơ quan chuyên môn. Điều đáng nói là, việc kiểm tra hồ bơi đến thời điểm này vẫn theo cách làm báo trước một ngày cho các hồ chuẩn bị. Điều này vô hình trung dẫn đến: Kiểm tra thì dọn dẹp, khử khuẩn nước sạch sẽ, sau kiểm tra thì vẫn đâu lại vào đấy. Còn các "thượng đế" đến bơi thì chẳng biết chất lượng nước thực hư thế nào. BS Đặng Hoàng Sơn - Trưởng khoa Tai - mũi - họng BV Nhi Đồng 1 - cho biết, khoảng 40% trẻ bị tái phát bệnh tai - mũi - họng đến khám bệnh tại BV đều có nguyên nhân từ...đi bơi. Khi đi bơi, nước hồ bẩn, những vi khuẩn có hại trong nước hồ sẽ vào vùng tai - mũi - họng và gây bệnh. Các loại bệnh dễ dàng lây lan thông qua môi trường nước ô nhiễm của hồ bơi gồm: Bệnh hen suyễn, bệnh nấm kẽ chân, các bệnh ngoài da (vùng da nhạy cảm như nách, bẹn), bệnh não mô cầu, bệnh viêm giác mạc mắt (đau mắt đỏ) và viêm tai ngoài, các loại bệnh phụ khoa (viêm nhiễm đường sinh dục) bệnh lậu, bệnh tiêu chảy các loại...
Theo Lao Động |