Vấn đề của trẻ rối loạn tăng động và cách điều trị? Rối loạn tăng động ở trẻ xuất hiện khá sớm, thường là trong 5 năm đầu tiên cuộc đời của trẻ. Nó gây nhiều khó khăn, phiền phức cho trẻ và những người xung quanh sau này... Những vấn đề trẻ rối loạn tăng động có thể gặp phải: - Trẻ khó thích nghi với môi trường xung quanh. - Mức độ tăng động của trẻ thay đổi theo tứng cá nhân, nhưng có khuynh hướng giảm dần vào tuổi thiếu niên - Trong thực tế, trẻ khó thích nghi với môi trường học đường. - Những trẻ em tăng động thường có hành động dại dột, thiếu kiểm soát và hay để xảy ra tai nạn. - Bản thân trẻ thường hay vi phạm kỉ luật của gia đình cũng như của nhà trường. Sự vi phạm kỷ luật này thường là do trẻ chóng quên và hành động thiếu suy nghĩ hơn là cố tình chống đối - Trẻ thiếu kềm chế trong các mối quan hệ xã hội, không thận trọng trong vui chơi, học tập và sinh hoạt, thường hay làm phiền người khác và bị bạn bè cô lập. Từ đó, dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị rối loạn phát triển ngôn ngữ, suy giảm khả năng học tập, lo âu, trầm cảm và dễ dẫn tới hành vi chống đối người khác, chống đối xã hôi. Cách điều trị: Điều trị chứng rối loạn tăng động ở trẻ em hiện nay có 7 biện pháp chính được áp dụng: điều trị bằng thuốc, bằng liệu pháp hành vi, giáo dục tư vấn với phụ huynh, trị liệu nhóm, liệu pháp tâm thần vận động, hỗ trợ tâm lý học đường và điều trị bằng chế độ dinh dưỡng thích hợp. Điều trị thuốc: Thuốc được dùng từ năm 1995 tại Pháp là Methyl Phenidate (Ritalin) với qui định cho toa nghiêm ngặt, hiệu quả của thuốc sẽ xuất hiện sau khi uống từ 1-2 giờ, dùng 2-3 lần/ngày. Chống chỉ định: quá nhạy cảm, động kinh, loạn thần. Tuy nhiên, tại Việt Nam loại thuốc này vẫn chưa được lưu hành. Một số hoạt chất đang được thử nghiệm tại châu Âu và Mỹ như Pemolin, Atomoxetin, Dextroamphetamin đơn thuần hoặc phối hợp Levoamphetamin. Lưu ý: - Thuốc không có tác dụng cải thiện thành tích học tập cũng như hành vi của trẻ. - Thuốc có vai trò hỗ trợ khả năng tập trung, kiểm soát sự chú ý. - Tác dụng của thuốc chỉ tạm thời và kéo dài trong vài giờ. Liệu pháp hành vi: Nhằm mục đích giảm thiểu các hành vi gây rối, thay thế bằng các hành vi thích hợp. Liệu pháp này dựa trên cơ sở điều kiện hóa có tổ chức, chúng bao gồm các sự củng cố tích cực, hành vi thưởng phạt, tập trung chú ý chuyên biệt. Các bước trên thường đem lại sự cải thiện hành vi đặc biệt là ở mội trường học đường, nhất là khi cùng phải hợp với thuốc. Liệu pháp giáo dục tư vấn Liệu pháp tâm lý giáo dục nhằm giúp phụ huynh có thái độ thích hợp trước các biểu hiện này, làm cho phụ huynh hiểu rằng việc trị liệu không chỉ làm thuyên giảm triệu chứng mà còn giúp họ biết cách sống với một đứa trẻ ADHD, biết cách chấp nhận sự hạn chế (đôi khi) của trị liệu. Trị liệu nhóm Tạo ra những nhóm nhỏ từ 4-5 em, hoạt động của nhóm dựa trên các trị liệu trung gian về cơ thể hoặc dưới dạng các trò chơi trị liệu. Liệu pháp tâm thần vận động Kỹ thuật trị liệu nhằm làm giảm dần triệu chứng coi chúng như một rối loạn về chức năng. Việc trị liệu vừa như một phương pháp tái giáo dục vừa như một trị liệu. Hỗ trợ tâm lý học đường Ổn định hành vi trẻ tăng động bằng việc thay đổi cách dạy học như thầy cô giáo sẽ chia nhỏ các bài tập hoặc các nhiệm vụ để các em dễ hoàn thành theo từng bước một. Điều này sẽ giúp nhận ra các thời điểm mà các em tập trung cao nhất và thực hiện các nhiệm vụ theo nhịp của trẻ. Chế độ dinh dưỡng: Phổ biến hiện nay là chế độ dinh dưỡng Peingold, hạn chế trong thực phẩm chất bảo quản, phẩm màu, hương liệu tổng hợp, benzoat. - Ngũ cốc và gia vị: đậu phộng, thì là, ngũ vị hương, bạc hà... - Trái cây: Dứa, thơm, sơ ri, cam, bưởi, đào, táo Theo internet |