20 năm thực hiện Công ước Quyền trẻ em: Trẻ em được toàn xã hội quan tâm Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi; phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, giáo dục tiểu học, trung học cơ sở; xóa mù chữ... là những nỗ lực hiệu quả của Việt Nam trong 20 năm thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Trẻ em Việt Nam được toàn xã hội quan tâm. Ảnh minh họa Hôm nay (23/2), nhân kỷ niệm 20 năm Ngày phê chuẩn Công ước quốc tế Quyền trẻ em (20/2/1990 - 20/2/2010), Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam tổ chức Hội nghị với chủ đề: Công ước Quyền trẻ em - Từ tầm nhìn tới hành động. Việt Nam có những chính sách sáng tạo đưa lại lợi ích to lớn cho trẻ em Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Ngô Thị Minh, những năm gần đây, nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của trẻ em đã được Quốc hội phê chuẩn thông qua. Tại các kỳ họp Quốc hội, các vấn đề như thực hiện chính sách khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi tại các cơ sở y tế công lập; đảm bảo các điều kiện vui chơi giải trí cho trẻ và quản lý văn hóa phẩm độc hại, quản lý Internet... đã được nhiều đại biểu quan tâm, chất vấn. Thông qua đó, nhiều vấn đề liên quan đến trẻ em được các cấp, các ngành nghiêm túc thực hiện như: tăng cường quản lý văn hóa phẩm liên quan đến trẻ em; đảm bảo các điều kiện xây dựng môi trường học đường an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em... Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa cho biết, trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 2009, tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi giảm xuống còn một nửa. Tỉ lệ tiêm chủng luôn đạt mức cao đã giúp Việt Nam thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000 và uốn ván bà mẹ trẻ sơ sinh vào năm 2005. Trẻ em đã được hưởng nền giáo dục ngày càng tốt hơn. Khoảng 95% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường. Gắn các vấn đề về trẻ em vào kế hoạch của địa phương Phó Vụ trưởng Vụ Lao động, Văn hóa, Xã hội; Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Hồng Lê nêu ví dụ: Trong việc triển khai Dự án Bạn hữu trẻ em do UNICEF tài trợ tại Điện Biên, Ninh Thuận, Đồng Tháp, An Giang, các địa phương này đang áp dụng các phương pháp xây dựng kế hoạch mới có lồng ghép các vấn đề ưu tiên của trẻ em như lập kế hoạch từ cơ sở, có sự tham gia, tham vấn của cộng đồng. Nhờ lồng ghép vấn đề trẻ em vào các kế hoạch lớn, phù hợp với thực tiễn địa phương, Quảng Ninh cũng đạt được nhiều kết quả khả quan. Bà Đặng Thị Thanh Thủy - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Quảng Ninh cho biết: "Mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi được đưa vào chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trung bình mỗi năm tỉnh đã dành từ 500 - 550 triệu đồng để đầu tư cho các xã miền núi có tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng cao". Bằng nhiều nỗ lực của toàn xã hội, tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng trong tỉnh đã giảm rõ rệt từ 24,3% năm 2005 xuống còn 18,7% năm 2009; tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 1 Theo Chinhphu.vn |