Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Chủ đề 14: Chọn trường cho bé


Đây là báo cáo khoa học từ dự án chương trình nghiên cứu phát triển giáo dục, được điều hành bởi Học viện Giáo dục và Phát triển Quốc gia về Trẻ em (Trước tuổi đến trường) - Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (2001)

Tác giả công trình:
Diane Trister Dodge và Cate Heroman.

Trong thời thơ ấu, suốt giai đoạn trước 5 tuổi, bạn nên gửi trẻ tới một trường lớp hay nhóm trẻ với chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ em trước tuổi học đường phù hợp. Đây sẽ là một quyết định lớn và quan trọng - một khi bạn sẽ phải đưa ra cẩn trọng. Bên cạnh những thành viên thân thiết của gia đình, những người chăm sóc trẻ chuyên nghiệp và giáo viên có thể đóng vai trò quan trọng giúp đỡ con bạn phát triển trí não và phát triển trong suốt những năm tháng đầu tiên quan trọng của cuộc đời. Những nghiên cứu chứng minh rằng có sự liên hệ chặt chẽ giữa chất lượng bằng cấp của các cơ sở chăm sóc - giáo dục trẻ với sự hài lòng, thoải mái của bé. Trẻ em không chỉ tới trường mầm non vì chuẩn bị cho việc vào lớp Một, cho một cuộc đời học tập dài lâu trước mắt, mà dường như chúng còn phải thể hiện và phát triển mình thật tốt để vượt qua giai đoạn ấu thơ, vào trường phổ thông.

Hãy dành thời gian hỏi thăm xung quanh, tìm ra chương trình mầm non thích hợp và được cho phép hoạt động ở trong khu vực của bạn. Lên kế hoạch thăm vài trường trước khi quyết định nơi nào bạn sẽ tín nhiệm gửi con mình.

Dành chút thời gian quan sát các hoạt động. Nhìn để hiểu rằng nếu bé được gửi chăm sóc và học tại trường này, bé sẽ vui lòng, toại nguyện không.

1 . Sức khỏe và sự an toàn là trên hết.

Sự quan tâm đầu tiên của bạn sẽ là liệu con có được an toàn, tự do và tránh khỏi các các điều nguy hiểm gây hại không.

Với bé tuổi nhà trẻ (<3 tuổi)

Nếu bạn có con tuổi nhà trẻ (<3 tuổi), dưới đây là vài điều bạn nên tìm kiếm:

- Nhóm 3-4 trẻ với 1 người chăm sóc; và không quá 10 trẻ với 2 người chăm sóc.

- Các giường cũi cho mỗi trẻ và một nơi đặt đồ dùng cá nhân riêng.

- Thảm và đồ đạc trang bị chất liệu mềm, nhẹ, an toàn và tiện lợi.

- Che phủ các đầu ra của điện và đóng-khóa cẩn thận các ngăn kéo có bất cứ đồ vật, chất liệu gì gây nguy hiểm cho trẻ.

- Khu vực thay tã và chuẩn bị thức ăn tách biệt, luôn được sạch sẽ vệ sinh và an toàn.

- Đủ số lượng và loại đồ chơi mà trẻ yêu thích.

- Phòng chống các khu vực ngoài trời không đảm bảo vệ sinh-sức khỏe-tính mạng bé, tạo dựng và bảo vệ các khu ngoài trời để bé chơi an toàn.

Với trẻ mẫu giáo (3-5 tuổi)

- Nhóm 18-20 trẻ với 2 cô.

- Phòng học trong nhà và khu vực chơi ngoài trời rộng rãi, điều kiện tốt, tránh khỏi những tác nhân có thể gây thương tích.

- Đồ dùng với nguyên vật liệu và dụng cụ trong tình trạng tốt.

- Các giường, võng cá nhân cho mỗi trẻ sạch sẽ.

- Phòng được sắp xếp và tổ chức tốt với nhiều sự lựa chọn cho trẻ em: sách, khối chơi, chất liệu nghệ thuật, trò chơi, đồ chơi, khu vực hàng thời trang, cát, nước và hơn nữa...

- Những khu vực ngoài trời có dụng cụ đồ chơi chất liệu mềm, nhẹ và khu vực sân chơi được rào lại, có chỗ nghỉ dưới bóng mát.

Với tất cả trẻ em, nên có quy trình chính thức cho việc đối phó với các tình trạng nguy hiểm. Mặt khác, tìm các dấu hiệu cho thấy rằng trẻ được hướng dẫn luyện tập các kỹ năng phục vụ bản thân, như: rửa tay, đánh răng, tự kê bàn.

Hãy chắc chắn trẻ được giám sát, quản lý mọi thời điểm.

2. Đội ngũ giáo viên - nhân viên là điều quan trọng nhất.

Các cuộc khảo sát chỉ ra rằng đội ngũ giáo viên tạo nên sự khác biệt giữa các cơ sở chăm sóc - giáo dục trẻ em.

Chất lượng giáo dục và bằng cấp của họ càng cao, thì chất lượng chương trình giáo dục - chăm sóc con bạn sẽ nhận được càng tốt và được đảm bảo. Chất lượng chương trình giáo dục tốt là tiền đề cho con bạn chuẩn bị cho tương lai gần.

Những người chăm sóc - giáo dục trẻ sẽ là những đối tác quan trọng của các bậc phụ huynh. Quan sát cách họ trao đổi, tiếp xúc, chăm sóc và dạy dỗ trẻ khi bạn tham quan trường mầm non, mẫu giáo. Hãy tự hỏi bản thân mình:

- Họ có nồng nhiệt, chu đáo, và có trách nhiệm với mỗi trẻ không?
- Họ có đối xử với mỗi trẻ và với các phong cách thân thiện yêu thương như trong gia đình, đồng thời bằng sự tôn trọng cá nhân trẻ không?
- Họ có trả lời và đáp ứng nhanh những nhu cầu và câu hỏi, thắc mắc hợp lý của trẻ không?
- Họ có an ủi dỗ dành, làm dịu bớt nỗi muộn phiền của trẻ, có đọc cho chúng nghe những câu chuyện, có kiên trì lắng nghe xem trẻ nói gì không?
- Họ có lên kế hoạch chu đáo cho những hoạt động mà trẻ hứng thú tham gia, những đồ vật thu hút trẻ?
- Họ có hướng dẫn hành vi cư xử của trẻ em theo cách tích cực?
- Con mình sẽ phản ứng thế nào nếu được giao phó cho cơ sở trường lớp này, những giáo viên này?

Cũng nên dành thời gian trao đổi với đội ngũ giáo viên, nhân viên của trường để tìm ra điều gì họ thích thú trong công việc của họ, họ đã có kinh nghiệm bao năm trong việc chăm sóc-giáo dục trẻ.

Bản năng sẽ mách bảo bạn xem các loại hình và kiểu giáo viên-nhân viên nào mà bạn sẽ tin tưởng, muốn giao phó con mình.

3. Chia sẻ những thông tin cá nhân của riêng bé với giáo viên.

Bố mẹ sẽ là những người biết rõ con mình nhất. Dành thời gian nói chuyện với những người chăm sóc - giáo dục con mình để chia sẻ những thông tin cá nhân của trẻ cho giáo viên.

Hãy nói về:

- Cách con bạn phản ứng lại với những môi trường mới, đồ vật lạ, những người bé mới gặp lần đầu.
- Điều gì sẽ khiến bé cảm thấy được an ủi, dỗ dành khi bé buồn, khóc.
- Những bài hát bé thích và những hoạt động thu hút, lôi cuốn bé.
- Điều gì sẽ giúp bé ngủ ngon hơn khi bé mệt mỏi.
- Bé bị dị ứng với loại thức ăn hay có vấn đề gì về thuốc (bệnh hen suyễn, đái đường...).
- Điều gì khiến bé sợ hãi, lo lắng, và làm cách nào bạn xử lý chúng.

Nếu con bạn có một nhu cầu đặc biệt đã được nhận biết, bạn có thể là một chuyên gia hiểu rõ cách bé học tập tốt nhất. Chắc chắn chia sẻ bất cứ thông tin có giá trị nào về bé cho giáo viên. Tìm hiểu để biết kinh nghiệm của giáo viên có đảm bảo cho việc xử lý chu đáo các tình huống tương tự như nhu cầu đặc biệt này của bé không.

Đề nghị giáo viên nói cho bạn về những kiến thức nên tìm hiểu, như việc tư thế ngồi của bé, hoặc thói quen đặc trưng của bé và cách gì khuyến khích bé ăn tích cực.

Khuyến khích giáo viên đặt câu hỏi cho bạn. Đôi khi những câu hỏi của họ sẽ liên quan tới nỗi sợ hãi lo lắng của họ về an toàn - sức khỏe của trẻ. Bạn có thể cam đoan lại họ bằng câu khẳng định của mình.

Theo Ngọc Mai mamnon.com