Giáo dục song ngữ trong ngành học mầm non ở vùng dân tộc GIÁO DỤC SONG NGỮ TS. Bùi Thị Ngọc Diệp – Đào Nam Sơn 1. Bối cảnh phát triển song ngữ - Đồng bào dân tộc còn một bộ phận chưa thoát khỏi thói quen sinh sống trong một nền canh tác nương rẫy vốn tồn tại từ rất lâu đời. Nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi của mọi nguời trong đó có trẻ em cực kỳ đơn giản. Sự phân công lao động theo lứa tuổi cũng khá rõ ràng. Sáng sớm cả nhà kéo nhau lên nương (trừ người già sức yếu không làm nương rẫy được phải đảm nhiệm việc nấu cơm và chăm sóc con gà, con lợn ở nhà). Trong khi cha mẹ làm các việc nặng nhọc như cày nương, phát rẫy …trẻ em, đứa lớn thì nhặt cỏ, kiếm củi làm các việc lặt vặt; đứa nhỏ thì nằm trên lưng mẹ ngủ ở đó và cũng chơi ở đó, đói thì được mẹ cho bú, cho ăn. Thình thoảng hoặc, đứa nhỏ được rời lưng mẹ để xuống đất chơi với các anh chị nó. - Do nhu cầu cần đất canh tác, chăn nuôi và còn do đặc điểm đất rộng người thưa, trừ một số vùng thấp tương đối phát triển, đặc điểm cư trú của đồng bào miền núi là phân tán, độc lập, thường ở rất xa nhau, ít khi tụ lại thành chòm xóm. đặc điểm cư trú này là một trở ngại cho phát triển giáo dục nhất là giáo dục mầm non - một ngành học đòi hỏi cha mẹ phải đưa trẻ đến trường với cả hai nghĩa đen và nghĩa bóng. Thay vì việc phải đưa trẻ đến trường biết bao xa xôi và diệu vợi, đứa trẻ được cho vào địu, địu lên nương hay ở nhà chơi thơ thẩn trong sự để mắt của người già. - Ngành học mầm non, theo sự hiểu biết của chúng tôi, là ngành học ngoài việc đảm đương nhiệm vụ dạy dỗ ( như các ngành học khác ) lại phải đảm đương nhiệm vụ chăm sóc và nuôi dưỡng. Các cháu sẽ được ăn uống cái gì, ngủ nghê, nôi cũi, giường chiếu ra sao là một vấn đề không nhỏ. Còn việc dạy, ở tiểu học các cháu chỉ cần vài cuốn sách, vài cuốn vở là có thể coi là đủ các đồ dùng dạy học tối thiểu. Ở mầm non thì cần bao nhiêu đồ dùng dạy học nào là đu quay, cầu trượt, xếp hình… thật là trăm thứ bà rằng. Chỉ mới sơ sơ nên mấy nguyên nhân ấy đủ thấy ngành học mầm non ở vùng dân tộc phải đứng trước bao khó khăn thử thách trong bước đường phát triển. Trong tham luận này, chúng tôi muốn dừng lâu hơn về dạy tiếng nói và chữ viết cho các cháu trong giáo dục mầm non. 2. Việc dạy tiếng nói và chữ viết cho các cháu trong giáo dục mầm non Đối tượng của ngành học mầm non là đứa trẻ mới được học tiếng hoặc bắt đầu học tiếng - học theo nghĩa tự nhiên tự phát. Mọi cái ban đầu đều là cái khởi đầu nan, không thể không làm nhưng làm thì rất khó. Các cháu thuộc ngành học mầm non ở vùng dân tộc có nhu cầu và quyền lợi học tiếng mẹ đẻ - tiếng dân tộc ngôn ngữ thứ nhất của các cháu. Đồng thời, các cháu lại phải có nhiệm vụ làm quen dần với tiếng Việt . Bởi vì tếng Việt là ngôn ngữ quốc gia, một ngôn ngữ chỉ trong một vài năm nữa các cháu sẽ phải nhanh chóng nắm bắt để lấy làm công cụ học tập trong nhà trường tiểu học. Cho các cháu làm quen với cả 2 ngôn ngữ hay chọn cho các cháu làm quen với một trong hai ngôn ngữ nói trên là một vấn đề cần trao đổi, bàn bạc. 2.1. Nên coi trọng dạy trẻ giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ Theo các nhà giáo dục, trẻ em khi sử dụng tốt ngôn ngữ thứ nhất thì ngôn ngữ thứ nhất như cái cầu nối giúp trẻ tiếp thu ngôn ngữ thứ hai. Chính vì thế, theo chúng tôi, nếu chia ngành học mầm non thành 2 cấp nhà trẻ và mẫu giáo thì ở cấp nhà trẻ cần tăng cường dạy trẻ giao tiếp bằng ngôn ngữ và bằng tiếng nói mẹ đẻ. Bắt đầu là việc làm quen với việc gọi tên, hỏi và trả lời đây là… kia là…đấy là hoặc đang làm gì… Như vậy, việc dạy trẻ tiếng mẹ đẻ là dạy giao tiếp, dạy ngôn ngữ âm thanhvới những nội dung quen thộc, thân thương, là dạy tiếng nói (ngôn ngữ nói với những sắc thái đặc thù) chứ không dạy chữ viết việc dạy trẻ ngôn ngữ mẹ đẻ nên có chương trình và hướng dẫn cụ thể theo tinh thần tự nhiên có chủ định. Nếu cô giáo có ý thức và có nghiệp vụ trong vịêc này, chắc chắn trẻ sẽ phát triển được tiếng mẹ đẻ và chuẩn bị một khả năng tư duy tốt. 2.2. Nên dạy trẻ làm quen với tiếng việt . Cuối cùng là giúp trẻ làm quen với bảng chữ cái tiếng Việt, làm quen và tập các bài hát bằng tiếng Việt, tập múa những điệu muá trên nền tiếng Việt. Việc làm này nói có vẻ giản đơn nhưng voâ cuøng khoù khaên bôûi thöïc chaát cuûa vòeâc laøm naøy laø böôùc ñaàu giuùp treû trôû thaønh một con người song ngữ thực thụ. Hiện tượng ngôn ngữ của trẻ bị giao thoa, bị nhầm lẫn khi phát âm là khó thể tránh được. Chắc chắn trẻ chưa phân biệt được đâu là tiếng mẹ đẻ, đâu là tiếng Việt. Song một biệp pháp quan trọng là: Với trẻ 4-5 tuổi, cô giáo chỉ nên trò chuyện với các cháu bằng tiếng việt. nên tập cho trẻ thói quen khi cô giáo hỏi trẻ bằng tiếng Việt thì trẻ trả lời cô bằng tiếng Việt. và ngược lại, khi cô hỏi trẻ tiếng dân tộc thì trẻ trả lời cô bằng tiếng dân tộc việc làm này muốn đi đến một kết quả tốt đẹp thì cô giáo phải kiên nhẫn, không thể nôn nóng. Chúng tôi được biết, đã từ lâu, ngành học mầm non đã có chương trình dạy tiếng Việt cho các cháu 5 tuổi. Đây là một việc làm đúng đắn và đáng khích lệ. Vấn đề là nội dung và phương pháp. Ngành học mầm non có thể tham khảo tài liệu Hướng dẫn nói tiếng dân tộc cho trẻ em dân tộc trước khi vào lớp một để việc dạy tiếng Việt có hiệu quả hơn. Chúng tôi nghĩ rằng, giáo dục song ngữ trong ngành học mầm non là một vấn đề khoa học bao gồm hai hoạt động chủ yếu: Hoạt động 1: tạo ra một môi trường song ngữ dân tộc - Việt và nhúng dần trẻ vào môi trương này rồi tắm mình và khôn lớn. Chúng ta hoàn toàn có quyền tin tưởng vào khả năng phát triển song ngữ của các cháu mầm non ở vùng dân tộc. Với khả năng này, các cháu sẽ bước vào trường tiểu học với ánh mắt và nụ cười tự tin. Đấy chính là hạnh phúc của chúng ta. |