Giáo viên tiểu học: Làm nhiều, lương chẳng bao nhiêu Mặc dù Bộ GD - ĐT quy định mỗi giáo viên tiểu học chỉ dạy 23 tiết/tuần (trung bình 4,5 tiết/ngày) nhưng trên địa bàn TP.HCM hiện nay đa số giáo viên phải làm việc gấp 2 - 4 lần quy định trong khi lương lại không đủ sống. Cô Phạm Thị Thanh Phi - Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Q.9 - trong một tiết dạy - Ảnh: H.HG. Một ngày của cô giáo Phạm Thị Thanh Phi - Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Q.9, TP.HCM - bắt đầu từ 5g30. "Ngủ dậy vội vàng vệ sinh cá nhân xong là dắt xe ra ngay. Làm sao vượt qua chặng đường hơn 20km từ Q.10 đến Q.9 với nhiều điểm kẹt xe luôn là nỗi lo thường trực của tôi" - cô Phi tâm sự. 7g sáng bắt đầu vào tiết đầu tiên và theo học sinh đến 11g trưa. Khi học sinh ăn cơm, ngủ trưa thì cô giáo tranh thủ chấm bài. Quá sức! 16g khối 1 tan học, cô Phi vẫn ở lại trường tiếp tục chấm bài, làm sổ sách: "Thường về đến nhà là 19g, có bữa họp tổ hay họp chuyên môn thì 20g, 21g con mới thấy mặt mẹ". Những phút giây thảnh thơi nhất của cô Phi khoảng 30 - 40 phút khi cô kiểm tra bài và nói chuyện với các con. Cô kể: "Buổi tối phải soạn giáo án và làm đồ dùng dạy học. Có bữa còn huy động cả ông xã và hai con giúp một tay. Mọi người trong gia đình tôi hay nói giáo viên tiểu học mà sao cực quá". Nếu giáo viên các trường ngoại thành phải đi lại xa xôi, gặp khó khăn trong việc giáo dục học sinh (khi nhiều phụ huynh sống chật vật, ít quan tâm đến việc học hành của con, mọi việc giao phó hết cho thầy cô) thì ở các trường nội thành giáo viên vất vả kiểu khác: sĩ số HS quá đông. Ở Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, Q.Tân Phú, đa số các lớp có sĩ số 55, 56 HS, thậm chí lên đến 62 HS. Cô Lê Thị Kim Hoa - giáo viên lớp 1/3 - phân tích: "HS tiểu học vốn đang ở lứa tuổi hiếu động, chưa tự chủ được lời ăn tiếng nói, hứng lên là la hét, có em thì hát, có em chạy ra ngoài tỉnh bơ. Một lớp quá đông HS đương nhiên giáo viên sẽ tốn nhiều sức lực hơn, không chỉ trong giảng bài mà còn chấm điểm, đánh giá nữa. Cứ nhắc nhở được em này thì em kia lại nghịch, nhất là đầu năm học, nhiều thầy cô khan giọng do quá vất vả khi rèn HS vào nề nếp". Chật vật Hằng tháng, giáo viên phải hoàn thành các loại sổ trên để ban giám hiệu kiểm tra. Chưa có một cuộc khảo sát cụ thể nhưng tất cả giáo viên chúng tôi gặp đều cho rằng việc hoàn thành sổ sách là một gánh nặng làm giáo viên tiêu tốn nhiều thời gian và công sức. Mặc dù ngành GD - ĐT đã cải tiến phương pháp đánh giá giáo viên nhưng kết quả học tập của HS vẫn gây áp lực lớn đối với nhiều nhà giáo bởi phụ huynh nhìn vào số lượng HS giỏi để đánh giá năng lực thầy cô giáo. Chẳng thế mà "Một số phụ huynh đề nghị được gửi con ở nhà thầy, cô buổi tối nhưng giáo viên trường tôi bảo ngày dạy hai buổi đã quá mệt mỏi, không còn sức lực để kèm HS buổi tối nữa" - cô Nguyễn Thị Thu Thảo, hiệu trưởng Trường tiểu học Mỹ Thủy, Q.2, kể. Áp lực công việc thế nhưng sẽ là thiếu sót lớn nếu không nhắc đến đời sống của các cô. Những cô giáo chúng tôi nhắc đến trong bài viết này như cô Phi, cô Diễm có thâm niên 12, 13 năm đứng lớp, trình độ đại học và dạy hai buổi/ngày nhưng thu nhập chỉ hơn 2 triệu đồng/tháng.
Nán lại trường chấm bài, làm sổ sách, khi về nhà đã thấy cơm nước nấu xong. Buổi chiều cũng thế, 17g con tan học nhưng rất ít khi tôi đi đón được. Ít ai biết giáo viên tiểu học ngoài việc giảng dạy ngày hai buổi còn hàng loạt việc không tên khác "ngốn" mất một nửa thời gian so với thời gian thực dạy". Theo Tuổi Trẻ |