Tôn trọng quyền riêng tư của con Trong khi đó, nhiều bậc làm cha làm mẹ lại khẳng định: Đó là một trong rất nhiều cách để quản lý nhằm giáo dục kịp thời con mình, giúp chúng không "lạc lối". Vậy, liệu có cái gọi là ranh giới giữa quyền riêng tư của teen và quyền bảo hộ của cha mẹ? Chuyện người... Các bậc phụ huynh Trung Quốc cũng tỏ ra lo lắng về "hàng rào" bảo vệ mới này của con em họ và cho rằng điều luật này là sự sao chép những điều luật ở phương Tây, trong khi Trung Quốc có một hoàn cảnh hoàn toàn khác biệt trong giới hạn bảo vệ quyền của trẻ vị thành niên. Khác với suy nghĩ của những người làm cha làm mẹ, một số trẻ vị thành niên ở Trung Quốc lại đang tỏ ra hào hứng với đề xuất mới này và nghĩ nó sẽ giúp các em sống tốt hơn trước sự giám sát nghiêm ngặt của cha mẹ. Đến... chuyện nhà Còn vị phụ huynh nói trên thì cũng tỏ ra thực sự "khổ sở" khi thú nhận đã chọn giải pháp "có", vì "ngoài cách đó ra thì không thể tìm được nguyên nhân bất ổn của con mình" sau khi đã cố trò chuyện với con mà không thành công. "Biết là mình làm việc không đường hoàng, thậm chí sẽ gặp phản ứng dữ dội của con, đẩy chúng đến những diễn biến tâm lý phức tạp hơn, nhưng vẫn phải "liều" thôi. Đành tự nhủ lòng mình rằng tất cả âu cũng chỉ vì con cái!" - vị phụ huynh nọ tâm sự. Quả là càng ngày, thế giới tâm lý và biểu hiện hành vi của trẻ vị thành niên càng phức tạp, làm không ít phụ huynh chỉ còn biết kêu trời vì "chẳng hiểu chúng nghĩ gì, tại sao lại có những hành động quá bất ngờ như vậy?". Thậm chí cả những người thường xuyên cọ xát với thế giới học trò cũng có lúc phải quá "kinh ngạc" trước thực tế. Thầy giám thị của một trường trung học sơ sở dân lập khá nổi tiếng ở Hà Nội đã đưa chúng tôi xem bản in lại những lời bình luận về chính ông trên blog của một học sinh lớp 7, tất nhiên là với thứ "ngôn ngữ chat chit đặc chủng". Ông đã nhờ học sinh khác "dịch lại" và trời ơi, chúng tôi đã không thể tin vào mắt mình khi đọc những lời lẽ tục tĩu, bậy bạ đến không thể có mức độ nào hơn được nữa ấy. Thầy giám thị tâm sự rằng trước đây, công tác trong ngành công an (sau khi nghỉ hưu, ông nhận công việc này làm thêm - nv) nên có nhiều biện pháp nghiệp vụ để khám phá ra các trò quậy phá của học sinh. Dĩ nhiên vì thế mà không ít trò rất ghét ông. Đó âu cũng là chuyện thường, nhưng ông chỉ cảm thấy sốc và vô cùng buồn khi phát hiện một học sinh bề ngoài không có vẻ gì là cá biệt, cũng chưa có mâu thuẫn gì công khai với ông mà lại có thể suy nghĩ và viết ra "để chia sẻ với các bạn" những điều kinh khủng như thế. "Điều đó chứng tỏ, rất khó để nhận xét các học sinh thời nay qua biểu hiện bên ngoài, thế giới bên trong các em mới là điều cần quan tâm" - ông kết luận. Cách nào? Hơn thế nữa, dù là với động cơ tích cực thì cách ứng xử tiếp theo cũng vô cùng quan trọng. Biết để cảm thông, chia sẻ hay để làm tổn thương con trẻ là hai giả thiết cho kết quả hoàn toàn trái ngược nhau. Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em của nước ta hiện chưa có điều khoản nào đề cập đến quyền riêng tư của trẻ em, trong khi thực tế cuộc sống hiện đại đang có nhiều diễn biến liên quan đến lĩnh vực nhạy cảm này. Thầy giám thị của câu chuyện vừa kể trên đây đã khiến người viết phải suy nghĩ khi cho biết hoàn toàn có thể sử dụng bằng chứng trong tay để đề nghị nhà trường kỷ luật em học sinh nọ, thậm chí ở mức cao nhất là buộc thôi học. Tuy nhiên ông đã không làm thế, mà ngược lại còn tự kiểm điểm bản thân xem đã chọn đúng phương pháp giáo dục học sinh hay chưa, những hành động nào khiến các em có suy nghĩ tiêu cực về ông như thế? Ông tiếp: "Chuyện xảy ra với tôi suy cho cùng cũng tương tự chuyện thường xảy ra giữa cha mẹ với con cái thôi, nếu không khéo léo, con trẻ rất dễ cảm thấy không an toàn trong thế giới của chúng. Người lớn chúng ta phải ứng xử bằng một tình thương và sự hiểu biết, nếu không tác dụng sẽ ngược lại". Theo afamily |