Nên tăng cường cho trẻ sử dụng nước rau vì nó mát và bổ dưỡng? Hãy nghe ý kiến chuyên gia. "Hôm qua, đến chơi nhà chị bạn, tôi thấy chị ấy áp dụng một thực đơn rất lạ cho cậu con trai hai tuổi: mỗi ngày ba bữa sữa, hai bữa cháo và ba bữa nước rau. Chị bảo, nước rau mát và bổ dưỡng vì bao nhiêu chất trong rau đều ra cả trong nước. Khi tôi tỏ ra băn khoăn vì trông thằng bé gầy và xanh xao, chị ấy quả quyết: Thằng cu nhà chị trông mình dây vậy là do di truyền từ bố mẹ chứ sức khỏe rất tốt, hiếm khi ốm vặt lắm. Tôi cứ băn khoăn mãi, không biết điều chị ấy nói có đúng không?". Đó là nội dung chính trong lá thư của chị Đoàn Thanh Hương, ngụ tại đường Phạm Văn Thuận, P. Thống Nhất, TP. Biên Hòa, Đồng Nai. Để giải đáp, chúng tôi đã có buổi phỏng vấn ThS-BS. Mai Quang Huỳnh Mai, khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP. HCM: - Thưa bác sĩ, quan niệm nước rau mát và bổ dưỡng có đúng hay không? Vitamin: Bao gồm nhóm vitamin tan trong nước và tan trong dầu: vitamin nhóm B (hàm lượng thường thấp), a-xit folic, vitamin C, vitamin K (giúp sản xuất osteocaicin, một loại protein cần cho xương...). Một số carotenoid như: Lutein và zeaxanthin (tập trung ở thủy tinh thể và mống mắt, giúp bảo vệ mắt, chống lại bệnh lý đục thủy tinh thể và bệnh lý thoái hóa mắt do tuổi già), beta-carotene (có thể chuyển thành vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch). Một số flavonoids và chất chống ô-xy hóa khác (ngăn ngừa ung thư). Yếu tố vi lượng (thay đổi tùy điều kiện nuôi trồng): Có thể chứa ka-li (lợi tiểu), na-tri, can-xi, ma-giê, sắt (thường ở dạng khó hấp thu), i-ốt. Nhóm glucid: Hàm lượng thấp (đa số chiếm dưới 4%), bao gồm đường đơn và đường đôi, tinh bột, chất xơ (chiếm tỷ lệ cao, thay đổi tùy loại rau) và pectin. Chất xơ của rau có thể được chuyển thành dạng hòa tan ở ruột. Chất xơ kết hợp với pectin tạo thành một phức hợp có chức năng kích thích nhu động ruột. Nó gia tăng bài tiết dịch vào lòng ruột, giúp tăng bài xuất cholesterol ra khỏi cơ thể. Nhóm chất đạm: Hàm lượng dao động, thường dưới 4g/100g, thành phần a-xít amin thiết yếu không cân đối như đạm nguồn gốc động vật. Chất béo: Hầu như không có. Chỉ khi sử dụng cả phần xác rau và nước mới được hiểu là "mát" trên khía cạnh y học, hàm ý tính nhuận trường của rau. Đa phần các loại rau lá đều có thành phần chất xơ (cellulose) và pectin. Hai chất này kết hợp giúp tăng nhu động ruột và tăng lượng nước trong phân, do đó có tác dụng nhuận trường. - Như vậy việc dùng nước rau thay cho một bữa ăn trong ngày của trẻ là không đúng? Ngoài ra, lá rau dễ giập nát do chứa nhiều nước. Do đó, nó có thể bị nhiễm khuẩn E.Coli và Salmonella từ việc tưới phân tươi trực tiếp lên lá. Rau cũng có thể nhiễm độc từ hóa chất bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất hoặc từ các hóa chất bỏ quản nếu quy trình sử dụng không đúng cách. Vì vậy, khi chế biến, bạn cần lưu ý loại bỏ những lá giập nát nhiều, ngâm qua dung dịch nước muối trong vòng 5 phút rồi rửa lại với nước sạch. Với các loại rau lá nhiều bẹ (cải, súp lơ...), bạn cần r từng bẹ dưới vòi nước chảy. Với rau có thân nhỏ như rau muống... phải rửa làm nhiều lần, mỗi lần chỉ nên rửa từng nắm nhỏ dưới vòi nước chảy. - Một số người dùng nước rau để pha sữa. Việc đó có nên không? Ngoài ra, một số loại rau có nhiều oxalate có thể ngăn cản cơ thể hấp thu can-xi từ sữa. Theo Tin Tức |