Dạy con cách quản lý thời gian Quản lý thời gian là một kỹ năng quan trọng đối với tất cả mọi người, có ảnh hưởng quyết định đến sự thành đạt của họ trong cuộc sống. Nếu ngay từ nhỏ, bạn đã cung cấp cho con mình những kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả thì khi lớn lên trẻ dễ dàng đối mặt với những áp lực của công việc và cuộc sống. Một người làm chủ được thời gian cũng có thể được xem là người chiếm được nhiều ưu thế. Một người làm chủ thời gian cũng có thể được xem Vậy bạn làm thế nào để dạy cho trẻ cách quản lý thời gian? Liệu trẻ có còn quá nhỏ để tự sắp xếp và đưa mình vào khuôn khổ nhất định nào đó không? Câu trả lời là không bao giờ là quá sớm để dạy cho con bạn điều này. Tuy nhiên, tùy từng thời điểm mà bạn nên áp dụng những phương pháp khác nhau. Trước tiên, bạn hãy thể hiện mình là một tấm gương mẫu mực cho con noi theo. Tiếp đó sẽ là những chỉ dạy theo kiểu vừa học vừa chơi trước khi bắt đầu những bài học thực thụ. Sau đây là 7 chiến lược hiệu quả trong việc dạy cho trẻ cách quản lý thời gian: 1. Nhận thức đúng về thời gian • Để trẻ có khái niệm về thời gian và giá trị của nó, bạn hãy cùng con chơi một trò chơi nhỏ: yêu cầu trẻ nhắm mắt lại và đoán xem kim đồng hồ đã chạy được bao nhiêu phút, cứ mỗi phút trôi qua, bé phải thực hiện động tác vỗ tay, chắc chắn rằng con bạn sẽ vỗ tay nhanh hơn tốc độ trôi qua của thời gian. Kết thúc trò chơi, bạn hãy nói cho trẻ hiểu thời gian là gì, nó trôi qua như thế nào, vì sao một số người luôn có nhiều thời gian còn số khác nỗ lực nhiều nhưng vẫn không làm hết việc, làm thế nào để kéo dài mỗi phút trôi qua? Tùy theo độ tuổi và khả năng nhận thức của bé mà bạn có thể đưa ra những lời nhận thức và lý giải phù hợp. • Ngoài ra, khi làm bất cứ việc gì bạn cũng nên nhắc nhở trẻ về thời gian để trẻ không được quên điều đó. Trước khi tiến hành công việc, nhớ nhắc trẻ thời hạn phải hoàn thành công việc đó, chẳng hạn như: "Con chỉ còn 10 phút nữa để chuẩn bị sách vở đến trường" hay "Đúng 8 giờ con phải mang vở bài tập toán cho mẹ kiểm tra". • Hạn chế cách nói ước chừng thời gian kiểu như lát nữa, tí nữa, không lâu nữa... vì điều này dễ khiến trẻ ỷ lại hoặc không quan tâm đến thời gian của mình. 2. Xây dựng kế hoạch trước thời hạn 3. Cho trẻ sử dụng lịch riêng 4. Tiết kiệm thời gian hoang phí Hãy rèn luyện cho con những thói quen tốt để tiết kiệm thời gian. Nguồn: Images. 5. Hướng dẫn cách tổ chức và tiến hành mọi việc 6. Hãy là tấm gương sáng cho trẻ noi theo 7. Đừng quá khắt khe Thời gian biểu hay lịch trình chỉ là bước đầu hướng dẫn cho trẻ cách quản lý thời gian hiệu quả chứ không phải là cách để cha mẹ biến con mình thành những người xuất chúng, hơn người và già trước tuổi. Nên nhớ, mọi việc dạy bảo đều phải phù hợp với độ tuổi và khả năng nhận thức của trẻ, như vậy mới có thể phát huy tối đa hiệu quả của nó. Theo Webtretho(lược dịch) |