Giải quyết mâu thuẫn giữa các con Trước khi những đứa trẻ ra đời, hầu hết các bậc cha mẹ tự mãn rằng, vợ chồng tôi vốn là những ông bố bà mẹ xuất sắc, biết "đối nhân xử thế", sống hòa đồng vậy nên bọn trẻ của chúng tôi cũng sẽ như thế. Đồng ý rằng với tính cách khác nhau chúng sẽ có đôi chút bất đồng về quan điểm nhưng chúng sẽ không tranh cãi và gây hấn cùng nhau. Thế nhưng bạn nên biết rằng bọn trẻ thường rất dễ xung đột với nhau những chuyện nhỏ nhặt trong sinh hoạt đời thường. Thời điểm đó, cha mẹ luôn cố nghĩ cách để giải quyết xung đột ấy, muốn chúng dừng lại ngay. Việc này lặp đi lặp lại thường xuyên khiến bạn ngán ngẫm, hơn nữa nó không đơn giản chút nào khi bạn đang đứng ở cương vị làm cha, mẹ, bạn phải thật công bằng với chúng. Công bằng và không thỏa hiệp Các nhà nghiên cứu tâm lý trẻ nhận thấy rằng những đứa trẻ thường trông đợi vào cảm giác được cha mẹ ủng hộ hoặc luôn ở bên cạnh. Tuy nhiên, việc cần làm là chỉ nên vạch ra quyền lợi lẫn sai phạm để chúng biết cần tự sửa sai như thế nào. Phần còn lại hãy để chúng tự giải quyết với nhau, cha mẹ không can thiệp vào tình huống ấy (Áp dụng cho độ tuổi mẫu giáo trở lên). Bạn đã hiểu rằng với tư cách làm cha mẹ thì bạn đủ quyền yêu cầu chúng đưa ra những mong muốn của mình. Hãy biết lắng nghe để xử lý chứ không thỏa hiệp. Không đứng về phía ai cả và việc thiết lập những kỷ luật trong cách đối xử giữa các anh chị em là điều nên làm. Cẩn trọng trong chiến thuật dạy con Điều này bạn không hề được giáo dục trong nhà trường mà phải tự mình giải quyết qua cách hàn gắn tình cảm gia đình như: rủ các con tham gia vài trò chơi nhỏ, ăn tối cùng nhau, chia sẻ đồ chơi hoặc gợi ý cho anh,chị (em) chơi chung cùng nhau... Tùy theo tầm nhận thức của từng độ tuổi mà giáo dục con trẻ để tạo sự gần gũi và yêu thương lẫn nhau, giúp trẻ bớt đi lòng đố kỵ Hãy cho trẻ hiểu rằng, cha mẹ yêu các con và các con cũng thế, yêu thương và chia sẻ lẫn nhau, không nên buộc tội kiểu: "Con lớn sao không nhường em?", "Con sai rồi"... với trẻ lớn hoặc với trẻ nhỏ thì dọa nạt hoặc quá nuông chiều. Bạn đừng cố áp đặt nguyên tắc của mình vào bản chất tự nhiên của một con người đặc biệt hơn đó lại là những đứa trẻ. Điều đó khiến chúng khó chịu, hãy thiết lập nguyên tắc chơi, sinh hoạt theo cách mà bạn cảm thấy đáp ứng được quyền lợi của các con. Từ đó chúng sẽ biết cách hành xử hợp lý. Ví dụ bạn sắm sửa vật dụng cho mỗi phòng của các bé thì cần công bằng, nếu chúng muốn sử dụng, chúng cần phải hỏi mượn lẫn nhau và trả lại đàng hoàng. Giải thích cho chúng hiểu về mối quan hệ thân thuộc, khác hẳn với bạn bè ở trường học hay hàng xóm để củng cố tình yêu thương cho trẻ thay vì dành thời gian để xử lý và ngăn chặn xung đột của chúng. Theo Webtretho (lược dịch) |