Các mối liên kết xã hội trong sự phát triển của trẻ Con của bạn phát triển các kỹ năng xã hội và học hỏi để tiến bộ chủ yếu thông qua các trò chơi và hoạt động vui chơi. Giờ đây trẻ giống như một "một người lớn" tí hon vì cháu đang đi học, mối quan hệ của bạn và gia đình vẫn sẽ là nhân tố lớn nhất ảnh hưởng đến sự phát triển của cháu. Bây giờ trẻ đi học, môi trường mà trẻ tham gia là một môi trường học tập và kết bạn. Trẻ cũng cần tìm hiểu các quy tắc sống, đạo đức, cách ứng xử và các giá trị của gia đình. Mặc dù trường học có những ảnh hưởng như trên, nhưng trong những năm đầu con bạn đến trường, cuộc sống ở nhà và mối quan hệ gia đình vẫn là sự ảnh hưởng lớn nhất lên sự phát triển của con bạn. Mối liên kết trong mối quan hệ giữa bạn và trẻ sẽ thay đổi bởi bạn dành ít thời gian cho trẻ, nhưng vai trò làm cha mẹ của bạn vẫn quan trọng. Trẻ giờ đã lớn. Và khi bạn bè không mời cháu tới dự tiệc sinh nhật và khi cần giúp đỡ trong việc làm bài tập ở nhà, bạn sẽ là người đầu tiên mà con bạn sẽ cậy nhờ đến. Phần thưởng dành cho bạn: bạn học được nhiều điều thú vị mỗi ngày, , rất nhiều bài báo và thực tế cho thấy rằng trẻ sẽ trả lời " Mọi thứ đều tốt' khi hàng ngày bạn hỏi "Ở trường thế nào?" trong các năm học tiếp theo. Các kỹ năng xã hội Bạn có thể khích lệ đứa con trong độ tuổi đến trường của mình để phát triển các kỹ năng xã hội theo những cách như sau: Giúp con kết bạn. Khích lệ con bạn chơi với những đứa trẻ khác ngoài thời gian ở trường, có bạn tới ngủ qua đêm ở nhà và giúp con tham gia hoạt động của các câu lạc bộ hay các nhóm. Cho con lời khuyên và gợi ý về các cách giải quyết các tình huống khác nhau ở trường và bạn bè. Ví dụ: "Có thể việc con chia sẻ đồ chơi mới sẽ có ích" hoặc "Mỉm cười sẽ giúp mọi người cảm thấy thoải mái nên con có thể mỉm cười khi gặp mọi người lần đầu tiên".. Giúp con phát triển khả năng cảm thông và hiểu được các quan điểm khác nhau. Điều này sẽ giúp con bạn giải quyết những xung đột khi xảy ra. Mô tả các cảm xúc trong ngày của bạn và của con bạn và có nói chuyện về cả xúc của mọi người như thế nào. Tất cả những việc đó giúp trẻ phát triển khả năng cảm thông. Giúp con phát triển các kỹ năng giao tiếp, như kỹ năng đặt các câu hỏi và lắng nghe những đứa trẻ khác. Quần áo phù hợp với trẻ (trừ phi con nhỏ của bạn đòi được mặc những quần áo có kiểu riêng như là chỉ có màu đen hoặc chỉ có các đồ vật với những con bướm). Ở tuổi này, phần lớn trẻ em không muốn cảm thấy chúng khác biệt hay bị đứng ngoài. Nói chuyện với con vể cách cư xử trong quá trình kết bạn như là thích tròng ghẹo người khác, bắt nạt bạn bè hoặc tự coi mình là trung tâm. Điều này không có nghĩa là huấn luyện con bạn không nói những điều khác biệt mà là giúp trẻ có thể hiểu được một số câu nhận xét có thể làm người khác buồn hoặc là nguyên nhân dẫn đến sự tròng ghẹo. Con muốn giống như là...... Trẻ cũng được hưởng lợi từ việc tiếp xúc với nhiều người lớn, những người mà trẻ thích nhất. Những người này có thể là ông bà, họ hàng, hàng xóm và những người bạn của gia đình. Là phụ huynh, bạn có thể giúp đỡ con mình tìm những tấm gương để noi theo bằng cách: Khuyến khích các mối quan hệ giữa con bạn với những người khác . Ở độ tuổi này, trẻ em thường muốn giống những người có cùng giới tính. Những người này có thể chỉ cho con bạn cách mà bạn muốn cháu cư xử bây giờ và trong tương lai và khuyến khích trẻ phát triển những mối quan tâm. Khuyến khích con bạn có những ngày nghỉ và đi khỏi nhà để đến chơi nhà bạn (miễn sao cháu cảm thấy thoải mái và an toàn) Nếu bạn có bất cứ lo lắng nào về mối quan hệ với thầy cô, bạn cần nói chuyện về vấn đề này với thầy cô giáo hoặc với thầy hiệu trưởng của nhà trường. Hiểu về các quy tắc Để giúp con bạn hiểu được các quy tắc và các giá trị, bạn có thể Theo lamchame
|