Một số người, ngay cả bác sĩ ở những lãnh vực khác khi khám cho trẻ đã đổ lỗi cho người mẹ. Nhận định sai lầm này đã đẩy người mẹ vào tâm trạng luôn dằn vặt mình, cộng với tình trạng bệnh của con đã khiến người mẹ mắc bệnh trầm cảm. Tình trạng bệnh của người mẹ lại tác động trở lại đứa con khiến bệnh trẻ càng nặng thêm.
Qua các nghiên cứu cho thấy: Cha mẹ không gây nên bệnh tự kỷ cho con, không có yếu tố nào trong lối sống của cha mẹ có trách nhiệm về bệnh tự kỷ của con.
Chưa ai biết được nguyên nhân gây tự kỷ. Một số nhà khoa học cho rằng đó là do một trong các yếu tố sau đã tạo nên bệnh: Yếu tố di truyền hoặc do rối loạn về số lượng hoặc cấu trúc của những nhiễm sắc thể X, Y, 15,11, 18.... Tỉ lệ tự kỷ ở anh em ruột là 2-6% (gấp 50 lần so với dân số chung), ở anh em sinh đôi cùng trứng là 36%; yếu tố tổn thương não; yếu tố miễn dịch; yếu tố giải phẫu thần kinh; yếu tố sinh lý thần kinh...
Tuy nhiên qua nghiên cứu cho thấy môi trường tâm lý - xã hội nghèo nàn, thiếu thốn tình thương, cảm xúc cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh. Một số trường hợp do bận rộn nên cha mẹ đã phó thác con cho người giúp việc hoặc bà con nuôi giùm.
Mặt khác, những trẻ bị tước đoạt môi trường tình cảm - tâm lý trong nhiều năm liền khiến trở nên bị chậm phát triển nặng, nếu sau đó được giải thoát khỏi môi trường bất lợi này và được nuôi dưỡng trong một môi trường khác lành mạnh, an toàn hơn, được yêu thương, chăm sóc tốt hơn vẫn có thể phục hồi và phát triển bình thường trở lại.
Tài liệu tự kỷ