Lớp “trẻ bán trú nông thôn”: “Đi không nỡ, ở không xong”
Tuy nhiên, sau nhiều năm hoạt động, mô hình này đã bắt đầu bộc lộ khiếm khuyết. Bà Trần Thị Kim Ngôn - Trưởng phòng MN, Sở GDĐT Đồng Tháp - cho biết: Hiện toàn tỉnh còn khoảng 43 lớp, với sĩ số bình quân từ 20-22 học sinh/lớp, tập trung ở những vùng ngập sâu. Mô hình lớp TBTNT không chỉ góp phần làm giảm số lượng trẻ em chết đuối trong mùa lũ, mà còn trực tiếp giảm tải cho thầy, cô lớp 1 thông qua việc tập cho các cháu làm quen với chữ cái... Vì vậy thời gian qua, Đồng Tháp đã linh động ban hành nhiều chính sách hỗ trợ: Giao cho trường MN trên địa bàn theo dõi, hướng dẫn nghiệp vụ; ngoài định mức hỗ trợ hàng tháng (1.050.000 đồng/giáo viên + cấp dưỡng), dành ưu tiên cho người đứng lớp được tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm chuẩn hóa chức danh, ngạch lương... Nhưng thực tế cho thấy, giải pháp này khó thực hiện do phần lớn các mẹ, các chị phụ trách lớp có tuổi đời cao, trình độ văn hóa thấp... * So với chuẩn về hệ MN mà ngành GDĐT mới ban hành thì những lớp học này không đạt, vậy có mạnh tay "xoá"? Theo Lao Động |