Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Chữa đái dầm ở trẻ em


Đái dầm là một dạng rối loạn tâm thần; biểu hiện là tiểu không kiểm soát được trong giấc ngủ. Bệnh tăng khi có sang chấn tâm lý. Một số loại thuốc có thể chữa đái dầm. Bệnh đái dầm giảm dần theo lứa tuổi, chiểm tỷ lệ 82% trẻ em 2 tuổi, 26% trẻ 4 tuổi có đái dầm, trên 10 tuổi tỷ lệ đái dầm là 3%. Ở người lớn, tỷ lệ đái dầm là 1%. Có thể chẩn đoán đái dầm theo các tiêu chí sau: Tái diễn đái dầm (bất kể số lượng); đái dầm ít nhất 2 lần/tuần và kéo dài ít nhất 3 tháng liên tiếp; trẻ từ 5 tuổi trở lên (nhỏ hơn không coi là đái dầm); đái dầm không phải do bệnh đái tháo nhạt, tiểu đường hay dùng thuốc lợi tiểu. Có nhiều loại đái dầm như chỉ đái vào ban ngày, chỉ đái vào ban đêm và đái dầm cả ngày lẫn đêm. Bệnh thường tự hết mà không cần điều trị. Khoảng 80% số trẻ em không bao giờ đái dầm quá một năm. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần lưu ý: - Không nên la mắng trẻ để tránh làm cho trẻ bị căng thẳng, lo lắng quá mức. - Hướng dẫn cho trẻ đi vệ sinh. Buổi tối trước khi đi ngủ phải nhắc trẻ đi vệ sinh. Nếu trẻ hay đái dầm vào một giờ xác định (ví dụ 2 giờ sáng) thì có thể đặt đồng hồ báo thức sớm hơn giờ đó (ví dụ 1 giờ 30 phút) để trẻ thức dậy đi đái. - Buổi tối không nên cho trẻ uống quá nhiều nước hoặc đồ uống gây lợi tiểu. Dùng thuốc gì? Amitriptilin (elavil, laroxyl) viên 25 mg, mỗi tối uống 1 viên trước khi đi ngủ. Uống liên tục trong 60 tối để bảo đảm cắt đứt phản xạ đái dầm một cách chắc chắn. Thường thuốc có tác dụng sau vài ngày uống. Khi đó trẻ hết đái dầm nhưng vẫn phải uống đủ thời gian 60 tối. Thuốc có kết quả tốt, rẻ tiền, nhưng có tác dụng phụ như khô miệng, đắng mồm, mệt mỏi. Tác dụng phụ này hết dần sau 1 tuần dùng thuốc. Có thể thay amitriptilin bằng các thuốc khác như: Imipramin 25 mg x 1 viên/tối; Doxepin 25 mg x 1 viên/tối; Ludiomil 25 mg x 1 viên/tối. Doxepin và ludiomil cho hiệu quả cao như imipramin và amitriptilin nhưng rất ít tác dụng phụ. Vì vậy, hai thuốc này được ưa chuộng hơn, nhưng đắt hơn và rất khó mua trên thị trường. Khi cần, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ tâm thần để có kết quả điều trị tốt. TS Bùi Quang Huy, Sức Khỏe & Đời Sống