Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Lưu ý dinh dưỡng với bé bị chàm


Chàm là một chứng bệnh ngoài da với triệu chứng: da ửng đỏ, ngứa ngáy và bị kích ứng. Một số trường hợp, trên da bé xuất hiện thêm những chấm nhỏ, chứa chất lỏng bên trong.

Một số trường hợp, chàm là triệu chứng đầu tiên khi bé bị dị ứng thức ăn. Bé cũng có thể bị mắc chàm nặng hơn nếu xuất hiện kèm theo dị ứng thức ăn.

Nhóm thực phẩm có thể làm chứng chàm nghiêm trọng hơn la`: sữa bò và các sản phẩm từ sữa; sữa đậu nành, trứng, cá, các loại hạt, các loại vỏ sò; khoai tây và một số loại quả.

Nếu bé bị mắc chàm, nên hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng dành cho bé. Thông thường, bác sĩ sẽ trì hoãn một số loại thức ăn cho đến khi bé được 1 tuổi. Cũng có trường hợp, bé chỉ được ăn các loại hạt, các loại vỏ sò cho đến khi bé được 3 tuổi.

Thực phẩm hữu ích cho bé bị chàm
Thức ăn chứa axit béo: Axit béo thực sự cần thiết cho quá trình phát triển của bé. Axit béo tồn tại dưới dạng omega 3 và omega 6. Vì thế, một chế độ dinh dưỡng giàu axit béo có lợi cho bé bị chàm.

Sữa mẹ chứa nguồn axit béo dồi dào cho bé. Với nhóm bé ở độ tuổi ăn dặm, ngoài sữa mẹ, cần chú ý những loại thực phẩm sau: đậu đỗ (đậu nành lại khiến chứng chàm nặng hơn), các loại cá như cá hồi, cá thu; thịt; dầu oliu, quả bơ...

Lưu ý: Chứng chàm ở bé có thể tự khỏi khi bé được 2 tuổi. Nếu không, chàm cũng có dấu hiệu thuyên giảm dần khi bé lớn lên.

Theo mevabe.net