Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Mẹ thừa cân, con béo phì


Nếu mẹ bị thừa cân trước khi mang thai, đứa con sinh ra cũng khó tránh bệnh béo phì khi còn rất nhỏ. Hậu quả này sẽ kéo dài cho tới khi trưởng thành. "Khi mẹ có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn 30, đứa con rất dễ bị thừa cân ngay khi mới được 3-4 tuổi", tiến sĩ Pamela J. Salsberry, Đại học Ohio State (Mỹ) khẳng định. Bà và cộng sự đã phân tích chiều cao và trọng lượng của hơn 3.000 trẻ ở vào 3 giai đoạn: 2-3 tuổi, 4-5 tuổi và 6-7 tuổi, đồng thời tìm hiểu các yếu tố tiền thai sản của người mẹ. Kết quả cho thấy, một khi trẻ bị béo phì ở giai đoạn đầu, các em sẽ tiếp tục thừa cân ở hai thời kỳ sau. "Tình trạng thừa trọng lượng ở trẻ là vĩnh viễn", Salsberry cho biết. Tuy nhiên, tình trạng này ở mỗi giai đoạn hoàn toàn độc lập. Nghĩa là "nếu trẻ không thừa cân ở giai đoạn hai thì cũng bị béo phì ở giai đoạn sau đó", Salsberry giải thích. Ngoài ra, nếu trẻ bị thừa cân lúc 4-5 tuổi thì khi bước sang 6 tuổi, nguy cơ béo phì cao gấp 6 lần so với bình thường. Khi được 6-7 tuổi, nguy cơ thừa cân cũng gấp 3 lần so với trẻ cùng lứa. Hậu quả tương tự cũng quan sát thấy ở những bé có mẹ hút thuốc khi mang thai. Nghiên cứu được xem là lời cảnh báo dành cho phụ nữ đang tuổi sinh đẻ, rằng cần quan tâm tới trọng lượng cơ thể vì béo phì không chỉ gây hại cho bản thân mà còn đe dọa cả đứa con tương lai. Ngoài ra, nó cũng "vẽ" nên viễn cảnh của những em bé bị béo phì từ khi còn rất nhỏ. Vnexpress