Mẹ luôn nói: "Ăn thêm nào! Nhiều trẻ khác đang phải nhịn đói đó"
Đúng vậy nhưng không phải là trong ngôi nhà của bạn.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Nhi khoa Marilyn Tanner-Blasiar, ĐH Y Washington, CLB "những chiếc đĩa bát sạch sẽ" sau bữa ăn không nên thường xuyên tụ tập. Điều quan trọng là cho trẻ cơ hội dừng ăn để cảm thấy thèm ăn, thay vì ấn vào đầu trẻ thói quen "đừng bỏ chứa". Điều này sẽ giúp trẻ tự cân bằng được cảm giác no ngấy. Nếu mất đi sự liên hệ này, trẻ sẽ có nguy cơ bị béo phì.
Nhưng các bà mẹ sẽ không thể là các bà mẹ nếu họ thôi lo lắng về đồ ăn thức uống của bọn trẻ. Thật không dễ để vượt qua tâm trạng này nhưng nếu cho trẻ cơ hội lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe và cho phép trẻ ăn khi chúng đói và dừng ăn khi chúng cảm thấy no thì các bà mẹ sẽ có thời gian để chăm sóc bản thân nhiều hơn.
Mẹ luôn nói: "Đừng ngồi gần tivi nếu không muốn bị hỏng mắt
Sự thật là gần đúng thôi. Theo Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ, mắt trẻ không thể bị tổn thương bởi ngồi dí mũi vào màn hình phẳng. Tuy nhiên, xem gần có thể gây hội chứng mỏi mắt, và có thể dẫn tới đau đầu.
Theo TS Nhi khoa Vincent Iannelli (Dallas, Texas), mỏi mắt không gây ảnh hưởng tới sức nhìn. Đối với những trẻ có thị lực tốt, lưu ý không cho trẻ xem trong bóng tối. Sự tương phản ánh sáng phòng và màn hình tivi có thể khiến mắt nhanh mỏi và hãy kéo chúng ra xa màn hình ít nhất 10 bước chân. Nhưng nếu bạn có con luôn xem mọi thứ ở khoảng cách thật gần, hãy test thử thị lực của bé với các đồ vật ở xa và nếu bé không nhìn rõ, hãy cho bé đi kiểm tra mắt.
Mẹ luôn nói: "Đừng đọc trong bóng tối"
Đây là điều hoàn toàn đúng. Chỉ cần xem tivi trong phòng tối cũng có thể gây mỏi mắt, vì thế đọc trong ánh sáng yếu tất nhiên là cũng sẽ như vậy, chuyên gia nhãn khoa nhi Cathy Doty (ĐH Bắc Carolina) cho biết. Và nếu trẻ cứ duy trì thói quen này trong một thời gian dài sẽ có thể dẫn tới tình trạng mắt không nhìn rõ từng đợt và đau đầu.
Tất cả những triệu chứng này có thể chấm dứt nhờ nghỉ ngơi nhưng thói quen có thể đẩy nhanh tốc độ tấn công của cận thị. Để bảo vệ con ngươi, cần cho trẻ dùng loại đèn có công suất tối thiểu là 60 oát và khuyến khích trẻ đọc ở khoảng cách tương đương với chiều dài cánh tay cũng như thường xuyên nghỉ ngơi.
Mẹ luôn nói: "Đừng cau mày, sẽ nhiều nếp nhăn đấy"
Không có gì phải bàn cãi ở ý nghĩa của lời khuyên này. Cau mày nhiều cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ không có thời gian để cười. Vậy nên hãy vui cười. Đó là cách duy nhất để tránh sự cau có và chẳng có lý do gì để chúng ta không thử nó cả.
Các cơ mặt luôn di chuyển theo cảm xúc. Và không có chúng, con người không thể ăn, uống, cười hay hôn được. Vậy cách tốt nhất để bảo vệ nét mặt và làn da trong tương lai của trẻ là gì? Hãy "đắp" kem chống nắng và luôn khuyến khích trẻ có thói quen tốt cho sức khỏe như ăn rau xanh. Chạy chơi ngoài trời và trên tất cả là hãy vui vẻ!
Mẹ luôn nói: Ngồi thẳng lưng lên!
Một lời khuyên tốt nhưng chưa đủ. Ngồi gập người sẽ gây áp lực cho cổ, vai và lưng, chưa kể nó có thể khiến phổi không thể hoạt động bình thường. Nhưng thường xuyên la mắng trẻ để chúng sửa tư thế ngồi thì lại hỏng bét. Thay vào đó, hãy giúp trẻ vận động nhiều hơn, Patrice Winter, nhà trị liệu và là trợ giảng của trường ĐH George Maso, khuyên. Điều này sẽ giúp các cơ bắt mạnh khỏe hơn, duy trì được sự ngay thẳng của sống lưng, mà không cần tới sự la rầy, mắng mỏ!
Mẹ luôn nói: "Tiếng nhạc đó quá ồn!"
"Có thể là như vậy nhưng nếu con bạn khư khư "ôm" cái iPod thì nguy cơ bị điếc sau này là không hề nhỏ", BS Craig Derkay, chuyên gia tai mũi họng và Nhi khoa, ĐH Y Miền Đông Virginia cho biết. Nếu con bạn thích những âm thanh lớn, hãy nhắc trẻ cho tai nghỉ sau mỗi 20 phút.
Bạn cũng có thể tự bịt tai bằng bông để giảm bớt tiếng ồn và từ đó sẽ ít cảm thấy bực bội bởi bọn trẻ hơn, ít gây áp lực khiến chúng chuyển sang hình thức nghe bằng headphone tai hại.
Mẹ luôn nói: "Chúng ta phải ăn tối cùng nhau bởi vì đó là gia đình"
Mục tiêu thì tốt đẹp nhưng cách làm thì chưa ổn. "Trẻ sẽ có được bữa ăn đủ dinh dưỡng và cân bằng khi ở bên người thân", Kathleen Burklow, chuyên gia tâm lý của TT Cincinnati (Ohio) cho biết. Và đây cũng là một cách gắn bó cả gia đình. Tuy nhiên, đừng căng thẳng nếu không thể thực hiện chúng mỗi tối. Thay vào đó, hãy chọn một thời điểm thích hợp bất kỳ trong ngày (có thể là bữa sáng).
Nếu bạn linh động về giờ giấc thì bạn có thể nhận được những câu hỏi thú vị của trẻ mỗi ngày.
Mẹ luôn nói: "Ăn sáng đi con!
Không có gì phải bàn ở đây. Thực tế, bữa sáng là một trong những bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng những đứa trẻ ăn bữa sáng sẽ học hỏi tốt hơn khi ở trường. Thêm vào đó, thực phẩm cho bữa sáng luôn là nguồn canxi, sắt, chất xơ tuyệt vời mà thường có xu hướng thiếu trong chế độ ăn của trẻ. Ngay cả khi trẻ vội tới trường, thì hãy chuẩn bị cho trẻ ít nho khô, ngũ cốc khô hay thậm chí là một chiếc bánh mỳ và túi sữa.
Mẹ luôn nói: "Mặt áo khoác vào kẻo cảm lạnh!"
Điều duy nhất nên dạy trẻ là cho trẻ biết trời đang lạnh. Những câu nói ám chỉ thời tiết gây ra bệnh tật sẽ khiến trẻ sợ mưa, ngại nắng, ghét rét mướt. Hãy để trẻ chơi đùa dưới mưa, ngủ dưới quạt trần và chơi thể thao trong thời tiết lạnh giá. Bé sẽ không bao giờ bị cảm lạnh đâu. Bởi vì virus cảm lạnh và cảm cúm không phải do thời tiết mà là do sức khỏe cá nhân.
Vậy nên hãy để trẻ làm quen với mọi điều kiện thời tiết, cùng với đó là không ngừng rèn luyện sức khỏe. Khi đó, trời lạnh đến mấy cũng không thể khiến một đứa trẻ khỏe mạnh bị cảm lạnh!
Theo Dân trí