"Cháu vào lớp 1, cả nhà cứ như một dây chuyền sản xuất. Con ngồi viết, mẹ ngồi bên động viên tinh thần cho con. Mà đâu chỉ tập viết, còn làm toán, làm thủ công..." Rồi: "Cả nhà kết thúc chương trình "bổ túc lớp 1" tầm 22h. 5h15' sáng hôm sau, một chu kỳ mới lại bắt đầu, kéo dài đến mãi giữa khuya mới chấm dứt" - một bà mẹ trẻ có con học lớp 1 tâm sự. Năm học mới đã bắt đầu, cùng với niềm vui khi các con bước vào lớp 1, các bậc phụ huynh cũng căng như dây đàn để đồng hành cùng với các "sinh viên nhí"... bước vào "giảng đường."... Căng thẳng, thiếu ngủ và bệnh sợ đi học Ảnh minh họa Còn cháu bé bên cạnh nhà tôi năm nay cũng bước vào lớp 1. Nhưng do mẹ xin học trái tuyến nên cháu còn phải đi học sớm hơn. Hôm nào cũng vậy, 6h45' sáng là thấy cháu đã quần áo chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng và hai mẹ con chuẩn bị lên đường. Bữa sáng có khi chỉ là cái bánh ngọt hay cái bánh rán nuốt vội vàng. Thế nhưng, hôm nào cũng vậy, 5h chiều mẹ mới đón về nhà. Nghỉ ngơi, ăn uống một chút, buổi tối lại tiếp tục "công cuộc dạy và học" của hai mẹ con. Đem chuyện này kể với các bà mẹ khác cũng có con bước vào lớp 1, tưởng thế đã là gian nan lắm, nhưng không, chị bạn tham gia luôn: "Ui giời, thế thì đã ăn thua gì. Con nhà chị cũng thế. Học hành căng thẳng, dẫn đến việc cháu sợ đi học. Sáng ra, hôm nào cu cậu cũng hỏi: "Mẹ ơi, hôm nay có phải đi học không?". Nếu bảo phải đi học là cu cậu lại khóc ầm lên, không muốn đi. Cả buổi tối hôm trước, cháu cứ lăn tăn với chuyện học, đến nỗi đêm ngủ còn mơ, cứ kêu lên ú ớ. Còn đây tâm sự của một bà mẹ trẻ có con học lớp 1: "Cháu vào lớp 1, cả nhà cứ như một dây chuyền sản xuất. Con ngồi viết, mẹ ngồi bên động viên tinh thần cho con. Mà đâu chỉ tập viết, còn làm toán, làm thủ công..." Rồi: "Cả nhà kết thúc chương trình "bổ túc lớp 1" tầm 22h. 5h15' sáng hôm sau, một chu kỳ mới lại bắt đầu, kéo dài đến mãi giữa khuya mới chấm dứt". Cần có sự giúp đỡ của gia đình và nhà trường Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ "sợ" học. Trên một số diễn đàn gần đây về vấn đề có nên cho trẻ học thêm trước khi vào lớp 1. Suy cho cùng thì phương pháp nào cũng khiến các "sinh viên nhí" có tâm lý chán nản khi đi học. Nếu đi học thêm thì trẻ đã biết đọc, biết viết trước khi vào lớp 1. Thế nhưng, khi chính thức vào lớp 1, các cháu lại bắt đầu học lại từ đầu, bắt đầu từ những nét cơ bản? Ít nhiều điều này đã tạo cho các cháu cảm giác bớt hứng thú và không tập trung, vì các cháu đã biết chữ rồi. Còn nếu cháu nào không đi học thêm, lại khổ vì chưa biết chữ, lại không bằng bạn bằng bè, sợ bị cô giáo trách mắng, lại sợ sệt, dẫn đến việc sợ đi học. Làm sao các cháu được thoải mái, để tạo niềm hứng thú cho trẻ đến trường, để giảm áp lực cho trẻ trong việc học hành? Đây là một câu hỏi nan giải đối với các bậc phụ huynh, những người không hề muốn con cái của mình căng thẳng trong việc học hành. Trong khi đó, nhà trường, giáo viên cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng để các "sinh viên nhí" được đến trường với tâm lý, tinh thần thoải mái, với một cơ thể khỏe mạnh. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em, đến thế hệ tương lai của đất nước. Theo Tin Tức |