Bí ngồi còn gọi là bí Nhật. Quả bí dài và nhỏ như quả dưa chuột, vỏ quả màu xanh đậm, mọc từ thân cây ra. Bí ngồi giàu beta caroten, kali, folate và vitamin C. Loại bí này cũng khá an toàn vì nó hầu như không tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng lại giúp bé tránh táo bón. Thời điểm cho bé ăn bí ngồi Ảnh: Homemade-babyfood. Cách chế biến Khá nhiều chất dinh dưỡng tập trung ở lớp vỏ của quả bí. Vì thế, bạn không cần phải gọt vỏ bí trước khi chế biến món ăn cho bé. Lớp vỏ quả nhanh mềm, dễ bị tán nhuyễn khi được nấu chín. Ngay cả khi bạn còn nhìn thấy những mảnh vỏ lẫn trong hỗn hợp bí thì chúng cũng khá mềm, không thể khiến bé bị nghẹn hay bị trớ. Nếu cẩn thận, bạn có thể gọt vỏ bí trong lần bé tập ăn bí ngồi đầu tiên. Những lần sau, khi bé đã quen, nên cho bé ăn cả vỏ quả bí ngồi. Tương tự lớp vỏ, hạt của quả bí ngồi cũng khá mềm, dễ được tán nhuyễn khi nấu chín. Do đó, không cần thiết phải loại bỏ hạt bí khi nấu thức ăn cho bé. Tất nhiên, nếu hạt bí trở nên cứng thì cha mẹ mới nên loại bỏ. 2 món với bí ngồi 2. Bí ngồi, carrot dành cho bé ăn bốc: Bí ngồi, carrot thái dạng hạt lựu (lát mỏng) rồi hấp chín. Cuối cùng, đặt hỗn hợp bí, carrot chung một cái bát (trên khay ăn riêng dành cho bé) và để bé tự do ăn bốc. Theo mevabe.net |