Nuôi dạy trẻ năng khiếu: Khó khăn và vất vả Nuôi dạy trẻ là việc khó khăn và vất vả; nuôi dạy trẻ năng khiếu lại càng khó khăn, vất vả hơn. Theo các nhà tâm lý học, với trẻ năng khiếu, cần nhấn mạnh đến sự cố gắng, chứ không phải trí thông minh hay tài năng. Thông minh và vấp ngã Nuôi dạy trẻ là việc khó khăn và vất vả; nuôi dạy trẻ năng khiếu lại càng khó khăn, vất vả hơn Như một hệ quả, đa số chúng ta cho rằng, trí thông minh hay năng khiếu vượt trội, cùng với niềm tin vào chúng, là chìa khóa dẫn đến thành công. Tuy nhiên trên thực tế, các nghiên cứu mới nhất lại cho thấy, nhấn mạnh quá mức tới tài năng khiến con người trở nên yếu ớt trước thất bại, sợ thách thức và thiếu chí vượt khó. Nam là một trường hợp điển hình. Do được người lớn nhấn mạnh đến năng khiếu và sự thông minh, trong Nam và những học sinh như Nam xuất hiện niềm tin ẩn giấu rằng, trí thông minh là bẩm sinh và cố định; sự cố gắng không quan trọng bằng năng khiếu. Niềm tin đó khiến Nam xem thử thách hay thất bại, thậm chí cả nhu cầu cố gắng, là mối đe dọa hơn là cơ hội để hoàn thiện bản thân. Không chỉ vậy, những lời khen có cánh, như cách cha mẹ Nam đã làm, còn ngăn chặn người đã trưởng thành khai thác hết những tiềm năng được tạo hóa ban tặng. Cần khen trẻ đúng cách Nhưng, quá trình nghiên cứu hơn 30 năm của nữ giáo sư tâm lý Carol Dweck, ĐH Stanford, Mỹ, cho thấy, sự ca ngợi đó khiến trẻ yếu ớt và bảo thủ. Ca ngợi vẫn có giá trị, nhưng phải đúng cách. Đó là ca ngợi sự nỗ lực và cố gắng, chứ không phải trí tuệ hay tài năng. Kết luận này không xuất phát từ những suy luận chủ quan, mà từ các số liệu thực nghiệm. Trong một nghiên cứu cùng nhà nữ tâm lý Claudia Mueller, ĐH Columbia, công bố năm 1998, giáo sư Dweck đã tiến hành trắc nghiệm để xác định IQ (chỉ số thông minh) của học sinh lớp 5. Sau 10 câu hỏi đầu tiên tương đối dễ nên đa số trẻ đều làm tốt, họ liền ca ngợi trẻ. Với một số trẻ, các nhà tâm lý ca ngợi khả năng, như: "Ồ tuyệt vời, em rất thông minh". Với một số trẻ, đó là ca ngợi sự cố gắng, chẳng hạn: "Tuyệt quá, em đã cố gắng rất nhiều đấy". Chỉ đơn giản thế thôi nhưng kết quả thu được khiến bất cứ ai cũng phải giật mình. Trẻ được ca ngợi trí thông minh sau đó mong muốn một quá trình trắc nghiệm dễ dàng hơn; trong khi trẻ được ca ngợi sự cố gắng yêu cầu các thử thách khó khăn hơn. Và đặc biệt, sau một thất bại thiết kế sẵn trong thử nghiệm, số câu hỏi mà nhóm trẻ thứ nhất hoàn thành giảm từ 5.5 xuống 4.5; trong khi ở nhóm thứ hai, con số lại tăng, từ 5.0 lên tới 6.5! Điều đó chứng tỏ, trẻ được khen ở sự cố gắng cho rằng, phấn đấu sẽ mang lại thành công; thất bại chỉ là do thiếu cố gắng. Vì thế khi thất bại, trẻ sẽ cố gắng hơn. Những việc nên và không nên làm Bên cạnh đó, cần thấy rằng, một vài thất bại là khó tránh đối với bất cứ học sinh nào. Vì thế, cha mẹ và thầy cô cần dạy trẻ hứng thú với quá trình học tập bằng cách có cái nhìn tích cực (thêm hài hước nữa thì càng tốt) mỗi khi thất bại. Dưới đây là một số cách động viên tích cực: Với một xã hội đề cao quá mức năng khiếu và IQ như Việt Nam, chúng tôi xin đề nghị cần tránh một số việc như sau: Lăng xê quá mức các "thần đồng", như hai tuổi biết đọc hay ba tuổi biết làm toán. Cần lưu ý, những biểu hiện có vẻ thần đồng đó phần nhiều là triệu chứng của "hội chứng bác học". Đó là căn bệnh tâm thần, khi một khả năng nào đó (như đọc, viết, tính toán hay trí nhớ...) vượt trội so với mức phát triển trí tuệ chung. Ở mức vĩ mô, có lẽ ngành giáo dục nên xem lại cách cho điểm ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Khi một nửa lớp thường xuyên đạt điểm tối đa trong rất nhiều môn học thì con em chúng ta cần gì phải cố gắng nữa? TS Đỗ Kiên Cường
|