Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Quay về những bước căn bản


Đau lưng khi đang mang thai có thể là điều khá bình thường, nhưng theo khám phá của Anita Yee, chứng đau lưng có thể được ngăn ngừa.


Khi thai của bạn phát triển, và bụng trở nên lớn hơn, thì bạn bắt đầu bù đắp vào phần trọng lượng dư thừa của mình bằng cách thay đổi cách thức sinh hoạt sao cho phù hợp với cơ thể. Đặc biệt ở quý thứ ba của thai kỳ, sự phát triển của bụng sẽ làm cho lưng của bạn căng ra, và đó là lúc mà nhiều bà mẹ tương lai bắt đầu đối mặt với chứng đau lưng dai dẳng.

Tiến sĩ Bernard Lee, chuyên viên gây mê tham vấn tại Trung tâm Pacific Pain Care nói rằng mặc dù phụ nữ bắt đầu trải qua cảm giác đau lưng vùng dưới khi mang thai, "Hầu hết những người có nguy cơ đau lưng là những người béo phì hoặc đau lưng nặng trước khi mang thai."

Tiến sĩ Lee - chuyên gia về kiểm soát cơn đau nói rằng: 8 trong 10 trường hợp bị đau lưng trong khi mang thai hoặc sau khi mang thai thường là do kết quả dây chằng và cơ bị bong gân. Và điều này không có gì ngạc nhiên khi dây chằng, khớp, cơ và đĩa đệm của bạn, tất cả đều bị căng ra trong thời gian này. Đối với 20 phần trăm phụ nữ còn lại, thì chứng đau lưng của họ có thể có liên quan với những căn bệnh hiện tại như là đĩa đệm rách, bị thương hoặc trẹo. May mắn là, hầu hết chứng đau lưng sẽ giảm sau khi sinh, trừ phi người mẹ tiếp tục có những thói quen như là tư thế vận động không đúng cách hay cho con bú ở vị trí không thoải mái.

Tại sao lại xảy ra chứng đau lưng


Đau lưng khi đang mang thai do một số nguyên nhân, bao gồm:
Các hoóc - môn gia tăng: Các hoóc-môn phóng thích khi đang mang thai làm cho dây chằng trong khung xương chậu mềm đi và các khớp lỏng hơn để chuẩn bị cho cơ thể thích ứng khi đến ngày sinh. Những thay đổi này có thể làm yếu đi các dây chằng và các khớp hỗ trợ lưng.

Sự thay đổi tư thế: Trọng tâm của bạn sẽ dần dần thay đổi khi em bé của bạn lớn lên, điều này làm cho tư thế của bạn thay đổi. Tư thế không đúng cách, đứng quá lâu, và cúi xuống, tất cả đều có thể dẫn đến chứng đau lưng.

Tăng cân: Bụng ngày càng lớn sẽ làm tăng thêm trọng lượng mà lưng của bạn phải gánh chịu, điều này sẽ làm cho lưng của bạn căng ra.

Mang thai có lẽ là thời gian tốt nhất để ôn lại những thói quen thực hiện tốt tư thế. Các bậc phụ huynh có tư thế tốt sẽ là tấm gương tốt cho trẻ noi theo.

Chăm sóc cho lưng khoẻ suốt cả ngày


Luôn luôn duy trì tư thế đúng. Đáng kinh ngạc là nhiều người không biết chính xác về tư thế đúng là như thế nào. Chuyên gia về Chấn thương chỉnh hình tiến sĩ David Tio nói rằng: "Tư thế đúng không phải là tư thế dang ngực, quay vai lỗi thời trong quân đội. Thay vào đó ngực nên thấp xuống và vai thả lòng, chuyển động xương vai riêng biệt, không kết hợp". Mang thai có lẽ là thời gian tốt nhất để ôn lại những thói quen thực hiện tốt tư thế. Tiến sĩ Tio lưu ý rằng nếu các bậc phụ huynh duy trì tư thế tốt, điều đó sẽ là tấm gương tốt cho trẻ noi theo.

Tiến sĩ Lee sẽ chia sẻ cho bạn những lời khuyên để chăm sóc lưng tốt hơn trong lúc mang thai:
Khi đứng
• Giữ cho đầu của bạn thẳng với cằm của bạn. Đừng nghiêng đầu của bạn về phía trước, phía sau hoặc sang hai bên.
• Chắc chắn dái tai của bạn phải nằm thẳng với vai của bạn.
• Giữ xương vai của bạn quay về đằng sau nhưng thả lỏng, không cứng nhắc.
• Giữ ngực của bạn ở phía trước.
• Giữ đầu gối của bạn thẳng.
• Đứng ngẩng cao đỉnh đầu của bạn hướng về trần nhà.
• Gập bụng của bạn. Đừng nghiêng xương chậu của bạn về phía trước hoặc sau, nhất là khi bạn không còn mang thai.
• Tránh đứng ở một tư thế quá lâu.
• Nếu có thể, chống một chân trong khi đang đứng. Ví dụ, khi bạn đang rửa chén đĩa, hãy mở tủ dưới bồn rửa chén và cho một chân nghỉ ngơi. Thay đổi chân khác mỗi lần 5 đến 15 phút.

Khi nâng
• Nếu bạn phải bế một đứa trẻ hoặc nâng một vật, hãy tránh nâng những vật nặng, cồng kềnh hoặc một đứa trẻ hơn 12 kg. Nâng bất cứ vật gì, kể cả em bé của bạn, sát với ngực. Đừng bế bé ở khoảng cách mà phải dang tay.
• Trước khi nâng bất cứ vật gì. Bảo đảm rằng bạn đang ở tư thế thăng bằng vững chắc.
• Để nhặt vật gì thấp hơn thắt lưng của bạn, hãy giữ lưng của bạn thẳng và gập đầu gối, hông của bạn. Đừng khom người tới đằng trước ngang thắt lưng mà để đầu gối của bạn thẳng.
• Đứng với tư thế dang rộng gần con của bạn và giữ chân của bạn đứng vững trên mặt đất. Bế bé lên bằng cách sử dụng các cơ chân của bạn mà không thình lình thúc mạnh bé vào cơ thể của bạn. Giữ cho đầu gối thẳng theo một sự chuyển động vững chắc.
• Nếu bạn bế bé ra khỏi bàn, hãy bế bé nằm ngang trên bàn và tiến sát gần hơn đến cơ thể của bạn. Gập đầu gối của bạn sao cho bạn gần hơn với bé. Sử dụng chân của bạn để nhấc bé lên và chuyển sang tư thế đứng.
• Tránh nâng vật nặng trên thắt lưng của bạn.
• Hạ thấp đứa bé xuống, đặt bàn chân của bạn khi bạn nâng, siết chặt cơ bụng của bạn và gập hông cùng với đầu gối của bạn.

Khi cúi khom, ngồi xổm và quỳ
• Hãy quỳ khi đôi lúc bạn cần lấy một vật gì đó sát sàn nhà, điều đó ít mệt hơn là ngồi xổm. Khi cúi gập, ngồi xổm hoặc quỳ, hãy đối diện với bé hoặc đồ vật mà bạn đang thu dọn. Dang hai chân của bạn, hạ người từ từ, nhất là khi bụng của bạn khá lớn.

Khi ngồi
• Khi săn sóc, bế em bé hướng về ngực của bạn, chớ không phải là nghiêng người về phía bé. Duy trì tư thế như vậy bằng cách hỗ trợ bé với một cái gối nếu cần.
• Ngồi thẳng lưng và vai, cũng như với vùng lưng trên, giữa và vùng lưng dưới theo một hình cong chữ S tự nhiên. Mông của bạn nên chạm vào lưng ghế và bạn có thể sử dụng gối hỗ trợ ngang lưng hoặc một cái khăn cuộn lại.
• Phân bổ trọng lượng cơ thể của bạn đều trên cả hai bên hông.
• Gập đầu gối của bạn theo một góc vuông. Giữ vị trí đầu gối của bạn bằng, hay hơi cao hơn hông của bạn. Một chân còn lại hoặc một cái ghế đẩu có thể giúp ích cho bạn. Đừng vắt chéo chân.
• Giữ chân của bạn thẳng trên sàn nhà.
• Tránh ngồi ở một tư thế quá 30 phút.
• Nếu ghế của bạn có gắn bánh xe và trục quay, đừng xoay hông mà thay vào đó nên xoay toàn bộ cơ thể của bạn.
• Khi đứng lên từ một tư thế ngồi, di chuyển đến phía trước chỗ ngồi. Đứng lên bằng cách duỗi thẳng chân của bạn. Tránh khom người ngang thắt lưng tới đằng trước. Duỗi thẳng lưng của bạn với vài tư thế uốn ngửa lưng tay chạm đất chậm rãi và nhẹ nhàng.

Làm biến mất chứng đau lưng
Bị đau lưng? Đây là những giải pháp để giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
• Luôn luôn duy trì tư thế tốt
• Ngồi và đứng cẩn thận. Ngồi với chân hơi nâng cao, và đừng vắt chéo chân. Khi ngồi, hỗ trợ lưng của bạn bằng một nệm thắt lưng hay cái khăn cuộn. Hãy đổi tư thế thường xuyên, và tránh đứng quá lâu. Khi đứng, một chân còn lại để trên một ghế đẩu thấp.
• Ngủ nghiêng. Gập một hoặc cả hai đầu gối. Thử đặt một cái gối giữa đầu gối của bạn và cái khác dưới bụng của bạn, hoặc sử dụng gối ôm dài bằng thân người.
• Sử dụng các phụ kiện thích hợp. Mang gót giày thấp với hỗ trợ tốt cho lưng. Mặc quần lót dành cho sản phụ với dải thắt lưng hỗ trợ và ở dưới thấp. Hãy tính đến việc sử dụng dây đai hỗ trợ dành cho sản phụ.
• Thử sử dụng hơi nóng, lạnh hoặc bằng cách xoa lưng. Đưa hơi nóng vào lưng của bạn. Ngâm mình trong bồn tắm ấm, hoặc sử dụng chai nước nóng hoặc nệm nóng. Một số phụ nữ thay thế túi nước đá thành túi nước nóng. Xoa lưng cũng có thể giúp ích cho bạn. Tốt hơn là yêu cầu ai đó xoa lưng cho bạn.
• Ngăn chặn đau. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp lưng của bạn khoẻ mạnh và có thể thực sự xoa dịu chứng đau lưng. Hỏi ý kiến bác sĩ của bạn xem bạn có thể đi bơi, đi bộ, tập yoga hoặc đi xe đạp tại chỗ được không?.
• Cố gắng với những bài tập thư giãn. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn về những bài tập thư giãn mà có thể giúp làm giảm bớt chứng đau lưng.

Thanh Tuyền mamnon.com
Theo Youngparents