Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”


Hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua
"Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"

Số tư liệu:1741/BGDĐT-GDTrH
Ngày ban hành:05-03-2009
Nguồn:Đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT

Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" và Kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 triển khai thực hiện phong trào này. Để đánh giá kết quả tổ chức thực hiện phong trào của các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông (sau đây gọi chung là trường) và các địa phương, Bộ GDĐT hướng dẫn thực hiện công tác đánh giá như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ
1. Mục đích
1.1.Nhằm xác định mức độ đạt được, tính sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện, sự tiến bộ của các trường mầm non, phổ thông và các địa phương trong việc thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" thể hiện qua các hoạt động mang lại hiệu quả thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục;

1.2.Kết quả đánh giá góp phần giúp các trường mầm non, phổ thông và các địa phương có biện pháp phát huy mặt mạnh, khắc phục yếu kém, phấn đấu hoàn thiện môi trường sư phạm thân thiện, phát huy vai trò tích cực của người học.

2. Yêu cầu
2.1. Đánh giá khách quan, chính xác, công bằng, sát thực tiễn nhằm động viên tinh thần cố gắng khắc phục khó khăn, phát huy nội lực của mỗi trường, thúc đẩy tinh thần hướng thiện trong hoạt động giáo dục;

2.2.Từ việc công khai kết quả đánh giá phong trào của các trường, góp phần thúc đẩy xã hội hóa giáo dục, kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội.

II. CĂN CỨ ĐÁNH GIÁ
1. Căn cứ mục tiêu của phong trào thi đua

Phong trào thi đua có các mục tiêu cơ bản sau đây:
1.1. Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện trong mối quan hệ giữa cán bộ, giáo viên với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông (sau đây gọi chung là học sinh), giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên, nhân viên với giáo viên, nhân viên, giữa nhà trường với gia đình học sinh, cộng đồng và hành vi thân thiện với môi trường thiên nhiên;

1.2. Phát huy vai trò tích cực của học sinh thể hiện tinh thần hứng thú, tự giác, tự tin, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập và rèn luyện.

Nhấn Download để lấy tập tin chi tiết