Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Sử dụng biểu đồ đa trí tuệ để học thành công


Một số trẻ có thể ghi nhớ và đạt được các kĩ năng mà không tốn nhiều nỗ lực. Một số khác đòi hỏi phải nỗ lực tốt hơn để học. Cho dù bạn có đặt con của mình vào trong nhóm nào đi nữa thì phải hiểu rằng có nhiều cách để học và việc thực hành những kĩ năng mới có thể giúp trẻ tạo ra một kế hoạch học tập có hiệu quả phù hợp với phương pháp tiếp cận duy nhất của chúng và mục đích của công việc.

Hồ sơ Biểu đồ đa trí tuệ cung cấp những gợi ý hữu ích về những chiến lược nào mà được xem là hiệu quả nhất để giúp con bạn học tập tốt. Nơi mà trẻ ghi điểm cao trong hồ sơ thì nơi đó sau đó thường mang khả năng phát triển tốt nhất của trẻ mà sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc học.

Kèm theo sau đây là một danh sách các kế hoạch học tập thích hợp nhất với mỗi biểu đồ đa trí tuệ, cho nên phải tùy thuộc vào vị trí điểm mạnh mà con bạn có được, chọn một danh sách khác để làm cho việc học càng ngày càng sáng tạo và thú vị!

Về ngôn ngữ học:

  • Ghi chú chi tiết; viết ra một dàn ý; tạo một danh sách; lặp lại thông tin nhiều lần; tạo nên những chữ viết tắt đáng nhớ; nghĩ ra một câu chuyện hứng thú để giúp hồi tưởng lại thông tin; giải thích hoặc truyền thông tin đến một người nào khác; xem trước, đặt câu hỏi, đọc, xem lại, và thử nghiệm; nghe, đặt câu hỏi, phác thảo và giải thích; thu vào băng ghi âm và nghe lại băng.

Về không gian:

  • Quan sát, hình dung và phác thảo thông tin; nghĩ về phép so sánh, ẩn dụ hoặc sử dụng một hình ảnh phóng đại hoặc kì quặc; thực hiện ghi chú bằng bút và bút chì với nhiều màu khác nhau; sử dụng bố cục trang hoặc hình thể để ghi chú; sử dụng bản đồ tư duy để sắp xếp thông tin mới; chụp hình, thu một cuộn băng video hoặc thực hiện một bản phác họa; vẽ một trò chơi lắp hình, bản đồ, hoặc biểu đồ; bổ sung nhiều cách trang trí hoặc phong cách cá nhân hấp dẫn, mơ mộng hoặc làm một bộ phim trong tâm trí; sản xuất ra một bộ phim hoạt hình, sách nhiều hình ảnh hoặc một tác phẩm điêu khắc; sắp xếp thông tin với bố cục nhiều màu sắc và không gian hợp lý.

Cảm giác vận động:

  • Luyện tập mọi thứ nhiều lần; chạm, vừa đi vừa nói để giữ sự tập trung chú ý; viết chữ lớn ra hoặc viết những chữ đó ra nhiều lần; soạn thành kịch, đóng vai và tiến hành dần dần; như là kịch câm; làm mô hình; khám phá bằng tay hoặc bằng trí tưởng tượng ; thực hiện 'chuyển động' thường xuyên

Tính logic- toán học

  • Đếm, đặt câu hỏi và phân loại; hỏi làm sao và tại sao; giải thích dần dần, chi tiết; phân tích; thử nghiệm; tìm một mẫu mới hoặc thích hợp; tìm hiểu khả năng; thử nghiệm một câu trả lời hợp lý; thu thập, so sánh và phê bình; đấu tranh để hiểu như thế nào, tại sao và cái gì.

Giữa cá nhân với nhau:

  • Học trong một nhóm hoặc có một cuộc thảo luận trong gia đình; hiểu được tại sao mọi thứ lại quan trọng đối với một người nào khác; dạy điều đó đối với một người bạn; tham gia một nhóm mang tính chất cạnh tranh hay cộng tác; học chung với một người bạn; lắng nghe mà không đặt câu hỏi hoặc ngắt quãng.

Nội tâm:

  • Tự đặt câu hỏi về kiến thức cần có trước tiên; làm sao mà thông tin đồng ý hoặc không đồng ý với những trải nghiệm đã qua; lý do quan trọng để biết được điều đó, quan điểm của chính bản thân; cái cần được biết, và làm thế nào để tìm ra. Xử lý thông tin một mình, ngưng phản ứng về điều đó; thử thách chính mình trong việc tìm hiểu về vấn đề đó; trắc nghiệm kiến thức; thuyết phục chính mình rằng một người sẽ trở nên giỏi hơn khi tìm hiểu về vấn đề đó.

Âm nhạc:

  • Học với điệu nhạc êm dịu hoặc với một máy nhịp; sử dụng vần, nhịp và bản mô phỏng cùng với việc tạo ra nhịp nhạc cho thông tin; tự mình hát, viết nên lời của một bài hát mà giải thich về vấn đề đó; đọc to lên; đôi lúc chậm hoặc nhanh; nhấn mạnh dấu nhấn hoặc sự chuyển điệu của giọng nói.

Nhà tự nhiên học:

  • Quan sát một cách cẩn thận bằng cách sử dụng tất cả các giác quan như nhìn, nghe, chạm, ngửi và nếm; ghi lại và sắp xếp dữ liệu vào trong một hệ thống mà tạo nên giác quan; xây dựng và hình dung một phong cách sống; nghĩ đến phép ẩn dụ nói về thực vật hay động vật cho một thông tin mới; khám phá ra cách làm thế nào mà thông tin mới có thể phù hợp với thế giới tự nhiên; quan sát cách mà mọi thứ tiến triển theo thời gian và tìm thấy những thay đổi và phát triển.

Tiến sĩ Shearer khuyên....

  • Có rất nhiều phương pháp hay để học. Bí quyết để đạt được thành công là biết rõ về cách làm thế nào để bộ não của con bạn hoạt động tốt nhất. Khi trí thông minh trong đầu trẻ lớn mạnh, trẻ có thể đánh giá chính xác được đâu là chìa khóa dẫn đến thành công. Giáo viên phải đồng tình khuyến khích học sinh 'ghi chú lại' và điều này sẽ rất có lợi, nhưng nếu con bạn không có điểm mạnh về khả năng diễn đạt ngôn ngữ thì trẻ sẽ có thể ghi chú tràn lan ra bên ngoài ghi chú của chúng.
  • Dạy trẻ sử dụng những kĩ năng nội tâm của trẻ để tự hỏi bản thân 4 câu hỏi: Tôi đã từng biết gì về điều này? Những điểm mạnh nào về trí tuệ sẽ giúp tôi học được điều này? Tôi cảm nhận về điều này như thế nào? Làm sao mà tôi có thể ứng dụng thông tin mới này vào cuộc sống của tôi trong một ngày nào đó?
  • Cuối cùng giúp trẻ tạo ra chiến lược cá nhân hóa riêng cho chúng cùng với những phương pháp hay để 'thử nghiệm' khả năng hiểu biết của chúng. Trí tuệ nội tâm sẽ dẫn lối đến sự thành công!

Đình Quang mamnon.com

   Theo Singapore's Child