Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Lưu ý khi bổ sung sắt hoặc axit folic


Chế độ dinh dưỡng bình thường khó có thể cung cấp đủ sắt và axit folic cho thai phụ. Do đó, thai phụ thường được bác sỉ chỉ định cho dùng bổ sung sắt (hoặc axit folic), có thể đi kèm với cả canxi, magiê hoặc một số vitamin khác.

- Trong thai kỳ, do khối lượng máu tăng nên cơ thể cần sắt để tái tạo máu. Thiếu máu, thai phụ thường bị mệt mỏi, có thể dẫn tới bơ phờ, hôn mê.

Nếu phải hấp thu hàm lượng lớn sắt và axit folic thì dạ dày sẽ bị "mệt". Để tránh tình trạng này, thai phụ nên chú ý thời điểm dùng sắt (hoặc axit folic).
- Axit folic có tác dụng giảm thiểu nguy cơ dị tật não và xương sống cho bào thai.
Nên uống sắt sau bữa ăn khoảng 30 phút (có thể là bữa chính hoặc bữa phụ). Nếu là bữa phụ thì nên dùng ít nhất một loại thức ăn chứa tinh bột để giảm thiểu cảm giác nôn nao trong dạ dày. Nên uống sắt (axit folic) kèm với nước lọc, tuyệt đối không uống kèm sữa hoặc nước quả. Cũng nên tránh uống sắt khi đói bụng, nhất là lúc vừa thức dậy (chưa ăn sáng) vì nó sẽ làm tăng cơn nghén buổi sáng.

Có thể uống sắt (axit folic) vào buổi tối nhưng nên cách giờ ngủ 1-2 tiếng đồng hồ. Nên ăn nhẹ, một bát cháo nhỏ, lát bánh mỳ, bánh quy kẹp bơ trước khi uống. Thực phẩm sẽ khiến dạ dày được thoải mái khi uống thuốc.

Có thể nhai viên sắt trước khi nuốt

Viên canxi hay sắt có thể được sản xuất với kích thước to, làm thai phụ khó nuốt. Càng cố nuốt, thai phụ càng có cảm giác buồn nôn. Có thể nhai nát viên sắt, canxi trước khi nuốt nhưng mùi vị của nó thường không mấy dễ chịu.

Tránh táo bón khi uống sắt

Bổ sung nhiều sắt có thể dẫn tới táo bón - một trong những dấu hiệu khó chịu trong thai kỳ. Trường hợp bị thiếu máu, bác sĩ sẽ chỉ định việc dùng sắt cho thai phụ nhưng thường không vượt quá 30mg mỗi ngày. Nếu phải dùng quá số lượng này, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để chọn sữa ít chất sắt.

Ngoài ra, muốn giảm táo bón khi dùng sắt, bạn nên uống đủ nước, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi. Tuân thủ chế độ tập luyện, nên đi tiêu theo giờ cố định (tuyệt đối không được nhịn tiêu) cũng có tác dụng phòng táo bón.

Theo Mevabe